Tàu lượn siêu tốc Do-Dodonpa nhanh nhất thế giới trong Công viên Cao nguyên Fuji-Q ở Fujiyoshida, Nhật Bản. Ảnh: SCMP. |
Tàu lượn siêu tốc Do-Dodonpa nhanh nhất thế giới trong Công viên Cao nguyên Fuji-Q ở Fujiyoshida, Nhật Bản, đã tạm thời đóng cửa kể từ tháng 8/2021 sau khi liên tiếp khiến nhiều người chơi bị gãy xương sống hoặc cổ trong vòng 9 tháng trước đó.
Giới chức điều hành công viên cố gắng tìm kiếm giải pháp nhưng vào ngày 13/3 đã thông báo rằng những lo ngại về an toàn đã lấn át những lời kêu gọi nối lại hoạt động của trò chơi này.
“Sau nhiều lần thảo luận với nhà sản xuất, chúng tôi kết luận rằng không có cách cụ thể nào để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ chấn thương, việc tàu lượn siêu tốc giật lùi hoặc dừng giữa chừng”, công ty cho biết trong một tuyên bố.
“Để đáp ứng cam kết của chúng tôi với tư cách là một công viên giải trí đối với xã hội và đặt sự an toàn lên hàng đầu, chúng tôi đã quyết định ngừng vĩnh viễn hoạt động của Do-Dodonpa”.
Quyết định này của công viên khiến nhiều đam mê cảm giác bày bày tỏ tiếc nuối.
Các quan chức của công viên gửi lời xin lỗi những người đã kêu gọi mở cửa trở lại khu vui chơi cũng như những cá nhân bị thương.
Thương tích đầu tiên được ghi nhận vào năm 2007, khi một bộ phận bằng nhựa rơi ra và va vào chân một hành khách. Phần lớn các khiếu nại được đưa ra sau khi trò chơi được nâng cấp vào năm 2017.
Khi phiên bản đầu tiên của tàu lượn siêu tốc - lúc đó được gọi là Dodonpa - khai trương vào tháng 12/2001, nó được coi là nhanh nhất thế giới, đạt tốc độ tối đa 172 km/h trong vòng 1,8 giây kể từ khi xuất phát. Bản nâng cấp vào năm 2017 đã bổ sung một đường vòng thẳng đứng dài 49 m và nâng tốc độ tối đa lên 178 km/h trong 1,56 giây kể từ khi xuất phát.
Từ tháng 12/2020 đến tháng 8/2021, 18 người chơi phản ánh bị thương trên tàu Do-Dodonpa, trong đó có 9 ca gãy xương.
Naoya Miyasato, một giáo sư kiến trúc từ Đại học Nihon, người nghiên cứu thiết kế tàu lượn siêu tốc, nhận định với VICE News rằng chấn thương xương có thể liên quan đến gia tốc quá nhanh của tàu lượn siêu tốc.
Khi lên đến điểm cao nhất, gia tốc khiến cơ thể nhận lực gấp hơn ba lần lực hấp dẫn, nhiều hơn cả gia tốc lực mà các phi hành gia phải trải qua khi phóng tên lửa. Tuy nhiên, điều đó không giải thích được tại sao các lực tương tự lại không gây ra thương tích trước tháng 12/2020.
Suy đoán thứ hai của giáo sư Miyasato đưa ra là vị trí của người chơi cũng có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương. Do-Dodonpa yêu cầu người lái phải dựa lưng vào ghế và đeo đai bảo vệ qua vai, để càng ít khoảng trống giữa lưng và ghế ngồi càng tốt.
Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn
Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.