Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhiều ca mắc liên cầu khuẩn lợn, ngành y tế Hà Nội cảnh báo

Thêm một người phụ nữ ở Hà Nội vừa được xác định mắc liên cầu khuẩn lợn. Đây là ca bệnh thứ 5 từ đầu năm 2025 đến nay tại Hà Nội, tăng so với cùng kỳ năm 2024.

Nhân viên y tế Hà Nội phun thuốc phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà dân.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ 27/6 đến 4/7 toàn thành phố ghi nhận thêm 1 ca mắc liên cầu khuẩn lợn. Bệnh nhân là nữ, 72 tuổi, trú tại xã Hát Môn.

Bệnh khởi phát ngày 24/6 với các triệu chứng: sốt, đau đầu, buồn nôn, cứng gáy. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bạch Mai, chọc dịch não tủy và nuôi cấy dương tính với vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn.

CDC Hà Nội khuyến cáo người dân không ăn tiết canh, thịt lợn chưa được nấu chín kỹ, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh lây nhiễm liên cầu khuẩn từ lợn sang người.

Cũng theo CDC Hà Nội, tuần qua, Hà Nội đã ghi nhận thêm 65 ca mắc Covid-19, 40 ca sởi, 59 ca tay chân miệng và 21 ca sốt xuất huyết. Trong đó, sởi và tay chân miệng đang có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2024. Ngành Y tế Hà Nội tiếp tục tăng cường giám sát, truyền thông phòng dịch và kiểm soát tại sân bay quốc tế Nội Bài.

CDC Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện giám sát phát hiện sớm bệnh nhân tại cơ sở y tế được phân cấp, trên hệ thống phần mềm Thông tư 54/2015/TT-BYT và tại cộng đồng, để kịp thời điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch, không để dịch lây lan rộng.

Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.

7 loại ung thư nam giới thường mắc nhưng không biết

Nhiều loại ung thư ở nam giới không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, âm thầm phát triển và chỉ được phát hiện khi đã muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.

6 lầm tưởng phổ biến về bệnh sốt xuất huyết

Việc tin vào những quan niệm sai lệch khi bị sốt xuất huyết có thể khiến người bệnh bỏ lỡ "thời điểm vàng" điều trị.

Phát hiện mới về cách 'giải độc' chất gây ung thư PFAS

Theo tổ chức nghiên cứu chất hóa học toàn cầu ChemSec 99% nhân loại, bao gồm cả thai nhi, đều có thể phát hiện PFAS trong máu.

https://suckhoedoisong.vn/nguoi-cao-tuoi-mac-lien-cau-khuan-lon-o-ha-noi-169250704172744506.htm

Duy Tuấn / Sức Khoẻ & Đời Sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm