Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

TL;DR

Nhiều quốc gia lại trở thành 'tâm chấn' của Covid-19

Các ca mắc mới gia tăng ở châu Âu, Trung Quốc và nhiều nơi. Nguyên nhân được cho là chủng phụ Omicron BA.2 có tốc độ lây lan nhanh.

'tam chan' Covid-19 anh 1

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số ca nhiễm mới tăng 8% trên toàn cầu so với tuần trước, với 11 triệu ca mắc và hơn 43.000 ca tử vong mới được báo cáo từ ngày 7 đến 13/3. Sau hơn 2 năm dịch Covid-19 nổ ra, nhiều nơi trên thế giới quay trở lại tình trạng phong tỏa kéo dài, giãn cách xã hội diện rộng.

Cảnh báo về "tảng băng chìm"

Theo Reuters, người đứng đầu WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết: "Số ca mắc mới trên toàn cầu đang tăng nhanh mặc dù việc xét nghiệm ở một số quốc gia không còn nhiều như trước. Điều này có nghĩa những trường hợp chúng ta đang thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm".

Tại Anh, số ca mắc mới tăng đáng kể trong những tuần gần đây. Dữ liệu của Vương quốc Anh được cho là minh họa rõ nhất cho sự phổ biến của BA.2. Theo dữ liệu từ ngày 27/2 đến 6/3, 68% ca nhiễm Omicron là dòng phụ BA.2, chỉ 31,1% nhiễm BA.1.

Đức cũng tiếp tục có số F0 mới hàng ngày cao kỷ lục, trung bình 250.000 ca/ngày. Hơn 50% trong số đó nhiễm BA.2. Nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Thụy Sỹ, Italy, Hà Lan cũng chứng kiến tình hình dịch nóng lên, sau thời gian nới lỏng các biện pháp hạn chế, đặc biệt là sự lây lan của biến chủng phụ của Omicron - BA.2.

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, một số vùng của nước này cũng đang chứng kiến sự gia tăng mạnh ca nhiễm liên quan BA.2, đặc biệt ở New York. Tỷ lệ nhiễm chủng này tại Mỹ là 11%, tăng nhanh chỉ sau vài tuần.

'tam chan' Covid-19 anh 2

Một bác sĩ theo dõi bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc đặc biệt của ở Đức vào ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP.

Khu vực Tây Thái Bình Dương, Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt số ca mắc tăng 25%, số ca tử vong tăng 27% sau mỗi tuần. Châu Phi chứng kiến ​​số ca mắc mới tăng 12% và số ca tử vong tăng 14%. Các khu vực khác báo cáo số ca mắc giảm như đông Địa Trung Hải, dù đã chứng kiến ​​mức tăng 38% số ca tử vong.

Tại Việt Nam, theo Worldometers, ngày 16/3, số ca mắc mới xếp thứ 15 toàn thế giới, tăng 8% sau mỗi tuần. Tuy nhiên, số ca tử vong giảm 18%.

Đặc biệt, Trung Quốc đang phải đối mặt đợt bùng phát Covid-19 nặng nề nhất kể từ đỉnh dịch năm 2020. Một lần nữa, Trung Quốc trở thành "tâm chấn", người dân ám ảnh với màu áo trắng bảo hộ và việc đóng cửa, phong tỏa thành phố 15 triệu dân.

Tính đến ngày 15/3, ít nhất 13 thành phố đã bị phong tỏa hoàn toàn. Giới chức nước này cũng đang đẩy mạnh xét nghiệm hàng loạt để duy trì chiến lược Zero Covid-19. Trong ảnh, các nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm tại một khu dân cư ở Thượng Hải, vào ngày 14/3.

Trong cuộc họp khẩn cấp vào tối 14/3, người đứng đầu tỉnh Cát Lâm cam kết sẽ dốc sức để tách toàn bộ các trường hợp mắc Covid-19 ra khỏi cộng đồng trong một tuần.

Thâm Quyến - trung tâm công nghệ phía nam với 17,5 triệu dân - đã ngừng hoạt động được 3 ngày, với nhiều nhà máy đóng cửa và các kệ hàng siêu thị trống rỗng. Trong khi đó, thành phố lớn nhất Trung Quốc là Thượng Hải đang chịu một loạt hạn chế.

Các chuyên gia dịch tễ hàng đầu tại Trung Quốc cũng nhận định phần lớn đợt bùng phát hiện nay của đất nước này là do biến chủng phụ BA.2. Trước đó, các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện BA.2 có nguy cơ lây truyền xa gấp 50% so với chủng Omicron ban đầu. Giới chức y tế dự báo số ca mắc mới ở nhiều nơi sẽ tiếp tục tăng lên, giống những gì chúng ta đang chứng kiến tại châu Âu và Trung Quốc.

'tam chan' Covid-19 anh 3

Nhân viên y tế ở Thâm Quyến lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: China Daily.

"BA.2 dễ lây truyền hơn BA.1. Điều này kết hợp với việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, suy giảm khả năng miễn dịch từ vaccine là nguyên nhân gây ra sự gia tăng bệnh nhân mới", GS Lawrence Young, Đại học Warwick, nói với CNBC. Theo vị chuyên gia, khả năng lây nhiễm của BA.2 đã cạnh tranh và thay thế BA.1, kết quả là tạo ra những làn sóng dịch bệnh mới. Hiện tượng này chúng ta từng chứng kiến khi Delta thay thế các biến chủng khác.

Nếu virus tiếp tục lây lan và nhân rộng, đặc biệt ở những quần thể chưa được tiêm vaccine hoặc khả năng miễn dịch suy giảm, đây sẽ là cơ hội tạo ra những biến chủng mới. GS Young nhấn mạnh điều này có thể trở thành mối đe dọa liên tục, ngay cả với quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. "Sống an toàn với Covid-19 không có nghĩa phớt lờ hay hy vọng nó sẽ biến mất vĩnh viễn", ông nói thêm.

BA.2 dễ lây nhưng không cần quá lo lắng?

Biến chủng phụ của Omicron đang được WHO và cơ quan y tế công cộng tại các nước theo dõi chặt. Các tổ chức này đều nhận định BA.2 dễ lây, nhanh chóng chiếm ưu thế so với BA.1 trong những tuần gần đây nhưng không cần quá lo lắng.

Dữ liệu ban đầu cho thấy BA.2 có khả năng gây bệnh cao hơn ở các thành viên trong gia đình. Nhưng các nghiên cứu khẳng định BA.2 không gây bệnh nặng hơn hay làm tăng nguy cơ nhập viện, theo báo cáo của Quốc hội Anh.

Trên thực tế, số ca nhập viện cũng tăng lên ở một số quốc gia châu Âu do ca mắc mới tăng, song, lượng người tử vong giảm, thấp hơn nhiều so với các đỉnh dịch của làn sóng trước đó. Đây là kết quả của chiến lược tiêm chủng toàn cầu.

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh so sánh hiệu quả của vaccine trong việc chống lại mắc Covid-19 có triệu chứng với người nhiễm BA.1 và BA.2. Họ nhận thấy mức độ bảo vệ là tương đương nhau. Hiệu quả tăng lên đến 77% sau khi người dân được tiêm mũi tăng cường, dù vậy, các kháng thể vẫn suy giảm theo thời gian.

WHO cũng lưu ý BA.2 khác với BA.1 về trình tự di truyền. Cụ thể, một số khác biệt về axit amin trong protein gai và các protein khác có thể mang lại lợi thế cho nó so với chủng Omicron ban đầu.

'tam chan' Covid-19 anh 4

Một nhân viên y tế tại phòng xét nghiệm Covid-19 ở Tây An, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

"Các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu lý do cho lợi thế tăng trưởng này, nhưng dữ liệu ban đầu cho thấy BA.2 có vẻ dễ truyền hơn BA.1, hiện vẫn là tuyến con omicron phổ biến nhất được báo cáo. Sự khác biệt về khả năng truyền tải này dường như nhỏ hơn nhiều so với, ví dụ, sự khác biệt giữa BA.1 và Delta", tổ chức này cho biết vào tháng trước.

WHO nói thêm rằng các nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng bất kỳ ai đã bị nhiễm biến thể Omicron ban đầu đều có khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại sự tái nhiễm với biến thể phụ BA.2 của nó.

Tiến sĩ Andrew Freedman, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Cardiff, cũng khẳng định với CNBC: "Chúng ta không cần quá lo lắng về BA.2, dù nó dễ lây hơn. Số ca mắc tăng nhanh chủ yếu do nguyên nhân này và mọi người dần gỡ bỏ khẩu trang, tụ tập trở lại. Vaccine sau một năm tiêm chủng đã dần mất khả năng bảo vệ, nhất là ở người được tiêm sớm. Chính vì thế, tình trạng tái mắc Covid-19 cũng phổ biến".

Theo ông Andrew, tỷ lệ tử vong không tăng càng chứng minh cho việc chúng ta đang bước vào thời kỳ mới của đại dịch. Các tâm chấn của Covid-19 quay trở lại những sẽ không thảm khốc, chết chóc như một năm trước.

Ngoài ra, theo National World, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y tế Virology phát hiện dòng phụ thứ 3 của Omicron là BA.3 khá đáng chú ý. Nó có 33 đột biến ở protein gai. Hiện tại, số ca nhiễm chủng này vẫn còn thấp, do đó, họ suy đoán tốc độ lây lan của nó rất thấp.

Nghiên cứu cũng cảnh báo cho đến nay, Omicron vẫn được cho là gây ra bệnh nhẹ, nhưng "cũng có thể phát triển một số đột biến" dẫn đến bệnh nghiêm trọng.

WHO cảnh báo nguy cơ mới của đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia phải cảnh giác khi số ca mắc mới trên toàn cầu có xu hướng gia tăng.

Những người ở Anh chủ động tiếp xúc nCoV nhưng vẫn không mắc Covid-19

Dù tiếp xúc trực tiếp SARS-CoV-2 bằng cách nhỏ virus sống vào mũi, 16 người tại Anh vẫn có kết quả âm tính.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm