Ngày 7/11, TAND tỉnh Đồng Nai tiến hành xét xử đối với bị cáo Nguyễn Hữu Tứ (56 tuổi, ngụ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) cùng các đồng phạm tham gia cùng Tứ trong việc tiêu thụ nguồn xăng nhập lậu trong đường dây buôn lậu gần 200 triệu lít xăng do Phan Thanh Hữu, Đào Ngọc Viễn cầm đầu.
Nguyễn Hữu Tứ là chủ doanh nghiệp tư nhân Sơn Huỳnh, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu với hệ thống 11 chi nhánh kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, Tứ lập công ty TNHH MTV Vận tải Sơn Tiền cho con gái đứng tên điều hành 3 chiếc tàu chở xăng dầu.
Bị cáo Nguyễn Hữu Tứ. |
Đầu năm 2020, Phan Thanh Hữu gặp Tứ đặt vấn đề bán xăng nhập lậu không có hóa đơn chứng từ cho Tứ với giá xăng thấp hơn giá thị trường 4.000 đồng/lít. Cả hai bên thống nhất sử dụng tàu Nhật Minh vận chuyển xăng nhập lậu từ ngoài khơi vào khu vực Nhà nuôi yến của Tứ (ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Tứ có nhiệm vụ liên hệ tìm kho chứa xăng và đầu mối tiêu thụ.
Sau đó, Tứ liên hệ Lê Thanh Trung (39 tuổi, ngụ thành phố Cần Thơ, Giám đốc công ty TNHH Xăng dầu Tây Nam 01 SWP, TP.HCM) để thuê bồn chứa xăng tại Kho Nam Phong (huyện Bến Lức, Long An).
Sau khi Hữu chuyển xăng từ ngoài biển vào khu vực Nhà nuôi yến của Tứ (tỉnh Vĩnh Long), thì Tứ sẽ chịu trách nhiệm sử dụng tàu Huỳnh Ngân, Huỳnh Ngân 2, Sơn Tiền (tàu của Tứ) và tàu Tây Nam 01 (của Trung) vận chuyển xăng đến kho Nam Phong.
Với nguồn xăng nhập của bị cáo Hữu, Tứ đã bán xăng cho một số đầu mối khác nhau để đưa xăng lậu ra thị trường. Tính từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, Tứ đã mua hơn 160 triệu lít xăng của Hữu (trong đó bán hơn 159,6 triệu lít xăng lậu ra thị trường). Bị cáo Tứ thu lợi bất chính gần 83 tỷ đồng.
Tại phiên tòa xét xử, bị cáo Tứ cho biết số xăng mua về bị cáo đã bán trực tiếp cho bị cáo Trung với mức chiết khấu 2.700-3.300 đồng/lít và trả tiền thuê kho của Trung với giá 150-550 đồng/lít. Sau đó, Trung trực tiếp bán xăng cho các khách hàng khác. Do đó, bị cáo Tứ không thừa nhận hành vi tổ chức buôn lậu.
2 cuốn sách giúp hiểu rõ hơn về luật hình sự
1. Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đề cập các điều luật về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
2. 55 cặp tội danh dễ nhầm lẫn trong Bộ luật Hình sự giúp tìm ra những điểm mấu chốt mang tính bản chất để phân biệt tội danh này với tội danh khác.