Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Những bộ phận của con bò không nên ăn

Bố tôi năm nay 65 tuổi, rất thích ăn gan, phổi và da bò. Mỗi tuần, ông đều ăn khoảng 2 lần. Xin hỏi bác sĩ ăn nhiều loại thực phẩm này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Bố tôi năm nay 65 tuổi, rất thích ăn gan, phổi và da bò. Mỗi tuần, ông đều ăn khoảng 2 lần. Xin hỏi bác sĩ ăn nhiều loại thực phẩm này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Bác sĩ Đào Thị Hảo, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội)

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong 100 g gan bò có 164 kcal, 355 mg cholesterol và 26 g protein. Gan bò chứa nhiều cholesterol nên nếu ăn quá nhiều nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Phổi bò cũng có 242 mg cholesterol trong mỗi 100 g. Đây là cơ quan hô hấp chính của loài con vật này, làm nhiệm vụ lọc không khí và dễ lưu lại nhiều chất bẩn.

Phổi bò còn có nhiều phế nang, dễ dàng tích tụ và lắng đọng các loại bụi. Khi ăn vào, con người có thể vô tình mang theo bụi là kim loại nặng của bò vào người.

Về phần da, đây vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng nhưng lại rất khó tiêu hóa. Da bò có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, lại mang nhiều rủi ro như ăn phải da bẩn, gây rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trong 100 g da có tới 11 g chất béo bão hòa, 95 mg cholesterol.

Vậy, chúng ta có nên ăn phủ tạng động vật? Câu trả lời của chúng tôi là vẫn có thể ăn phủ tạng động vật nhưng bạn nên sử dụng có chọn lọc và không nên ăn thường xuyên.

Đặc biệt, những người có bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa, gout, huyết áp, béo phì, tắc mạch chi... không nên ăn nội tạng động vật, để giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Dấu hiệu bất thường ở kinh nguyệt cần đi khám ngay

Theo chuyên gia, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay nếu phải thay 2 miếng băng vệ sinh trong một giờ hoặc 2 giờ liên tiếp.

Độc giả Phương Ngọc

Bạn có thể quan tâm