Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cách bán hàng độc đáo ở TP HCM

Đưa giấy cho khách ngồi, bán một món duy nhất, bán ở vỉa hè nhưng khách gọi mới tính tiền… là những kiểu bán hàng phổ biến ở Sài Gòn.

Cà phê bệt - đưa giấy để khách lót ngồi 

Cà phê bệt nhà thờ Đức Bà là điểm đến yêu thích của nhiều người ở Sài Gòn. Ảnh: Yeunhiepanh.
Một tờ báo với công dụng "xí" chỗ. Ảnh: sti.edu.vn.
Những câu chuyện dường như bất tận trong không gian rộng rãi, thoải mái của khu công viên này. Ảnh: phunukieuviet.

Dù ngày hay đêm, sáng hay chiều, bất lỳ lúc nào có dịp tạt vào khu công viên cạnh nhà thờ Đức Bà (Q.1), bạn sẽ được trải nghiệm hình thức bán hàng này. Khi có khách, người bán sẽ đưa một xấp giấy báo, rồi đi theo đến “vị trí đẹp” theo sở thích của khách. 5 phút sau khi khi khách an tọa, nước uống và tiền được “chuyển giao”, người bán hết nghĩa vụ và người mua thoải mái ngồi tại vị trí của mình đến khi nào chán mà không nhận bất kỳ sự phàn nàn nào.

Cách bán hàng này có khá nhiều điểm cộng là nhanh, tiện, tiết kiệm cho cả khách lẫn người bán. Không chỉ vậy, đây còn là khu vực tuyệt đẹp, vui nhộn của Sài Gòn để bạn trò chuyện cùng bạn bè hay chụp những bức ảnh tuyệt đẹp.

Quán bò né vỉa hè khiến khách hàng sẵn sàng chờ xếp chỗ

Khách đến quán ngoài tốn thời gian tìm chỗ ngồi, còn phải chờ phục vụ, song món ăn khiến mọi người đều thoải mãn và mong muốn quay trở lại.

Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám: ăn trước trả tiền sau

Gỏi khô bò tại đây mê hoặc thực khách với vị ngon của nước dùng và cái giòn tan của bánh chiên. Ảnh: An Huỳnh.

Nhắc đến công viên Lê Văn Tám, người ta nhắc đến món gỏi đu đủ ngay góc ngã tư Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu. Không chỉ nổi tiếng về hương vị ngon, lạ độc đáo, xe gỏi đu đủ tại đây còn được biết đến với cách bán hàng không giống ai.

Khách đến, thoải mái dựng xe lên lề. Ngay lập tức sẽ có người chạy đến, chìa ra một mảnh silicon vuông vuông làm "ghế ngồi" (khoảng 20x20 cm). Sau đó người bán sẽ tất tả chạy đi rồi mang đến một đĩa gỏi khô bò đầy ăm ắp. Khách thoải mái ngồi ngay gốc cây, thưởng thức món ăn, ngắm cảnh hay trò chuyện với bạn bè đến khi nào muốn về thì ới một tiếng, sẽ có người chạy đến nhận tiền.

Cách bán hàng này khiến nhiều du khách ngạc nhiên. Một số người không ngần ngại hỏi người bán liệu có sợ khách quỵt. Đáp lại thắc mắc ấy là nụ cười hiền khô của người bán: “Thỉnh thoảng cũng có nhưng hầu như khách đều tự nguyện gọi tính tiền. Có khách ngồi xa quá, kêu mình không nghe sẽ dong thẳng xe đến chỗ đứng bán, trả tiền, rồi mới đi”.

10 quán há cảo ngon giá bình dân ở TP HCM

Há cảo là món ăn vặt hết sức thân thuộc với người Sài Gòn. Dưới đây là 10 điểm được đánh giá cao và giá bình dân mà bạn nên ghé qua một lần.

Quán Nghèo - văn hóa xếp hàng và món ăn giá rẻ

Những chiếc bàn nhỏ kê trước hiên nhà hàng xóm... Ảnh: Trần Việt Đức.
Và khoảng 5 chiếc bàn trong nhà là tất cả không gian của quán. Ảnh: Trần Việt Đức

Trong hẻm 232 chỉ vừa đủ rộng để lưu thông một chiếc xe gắn máy trên đường Nguyễn Tri Phương có một quán ăn không tên được nhiều người phong tặng “quán Nghèo”.

Tổng không gian của quán là 5 chiếc bàn kê sin sít bên trong một căn nhà và vài bộ kê trước nhà hàng xóm. Ít chỗ ngồi nhưng đông người tìm đến nên ai đến trước được ngồi trước, ai đến sau chịu khó chờ. Tuy phải chờ đợi trong một con hẻm nhỏ, hầu hết mọi người đều vui lòng chờ và tuân thủ nguyên tắc ai đến trước được ngồi trước.

Theo nhiều thực khách quen, chữ "nghèo" gắn với việc chủ quán ngày trước là đầu bếp lớn của nhà hàng 5 sao. Trong thời gian làm tại đây, để kiếm thêm lo cho gia đình, ông đã xin phép chủ nhà hàng cho mình mang đồ ăn thừa về nhà. Sau khi mang về, ông chế biến, thêm thắt thành món mới bán cho hàng xóm. Hiện, ông không còn làm cho nhà hàng, thức ăn cũng không phải là đồ thừa, nhưng người ta đã quen nên vẫn gọi quán với tên này.

Thực đơn của quán rất phong phú và có giá khá mềm nhưng đầy đặn. 3 khách gọi 2 món là có thể đủ no. Nhà nào lười nấu, tạt vào mua 1-2 món tùy số lượng thành viên trong gia đình là có ngay một bữa ăn nóng sốt. 

Một ngày ăn đặc sản bình dân ở TP HCM

Là thành phố tập trung dân cư nhiều vùng miền, ẩm thực ở Sài Gòn rất đa dạng và phong phú, từ các món ăn sáng, trưa, tối thậm chí giữa đêm khuya.

Lẩu bò nghĩa địa: duy nhất một món


Khuất trong con hẻm số 498 đường Nguyễn Thị Định là quán lẩu “không tên, không địa chỉ, không có món thứ hai”. Tuy "ba không", từ lúc mở bán đến khi đóng cửa (15h-22h), quán chưa bao giờ vắng khách.

“Quán có thâm niên gần 20 chục năm rồi. Khách đến ăn rồi biết và truyền tai nhau chứ không có quảng cáo hay treo biển gì cả. Ngày thường đến quán còn có cơ hội "săn" được bàn, chứ vào hai ngày cuối tuần, lỡ thèm thì chỉ còn cách mua mang về”, anh Trọng, một khách hàng quen thuộc của quán, chia sẻ.

Với cách trình bày đựng lẩu trong nồi nhôm, dùng lò than đất nung, tạo hình của món lẩu tại đây không thực sự bắt mắt thực khách, song khi thưởng thức, thực khách sẽ bị chinh phục bởi phần nước lẩu đậm đà. Bên cạnh nước lầu, sự “hào phóng” của lượng thịt, gân, gầu trong món lẩu cũng nhận được nhiều cái gật đầu của thực khách. Nói như một khách quen “Nồi lẩu 100.000 đồng đủ cho 3 người ăn no. Giá khá hời cho một món vừa ngon, vừa nhiều vừa phong phú trong thời điểm hiện nay”.

6 món bánh, nước đẹp và ngọt ngào cho dịp Valentine

Màu hồng của tình yêu được chọn làm màu chỉ đạo cho các món bánh, chè, kem... thậm chí là sô cô la khiến bạn không thể không yêu.

An Huỳnh

Bạn có thể quan tâm