Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc trong nhiều gia đình nhưng có thể truyền bệnh dại, giun sán, hắc lào hay khuẩn Salmonella nếu không chăm sóc, giữ vệ sinh cẩn thận.

Chó mèo có thể lây lan nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ảnh: Hepper.

Thú cưng như chó, mèo không chỉ là người bạn đồng hành tuyệt vời mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là nguồn lây truyền một số bệnh, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch yếu.

Dưới đây là những căn bệnh phổ biến có thể lây từ chó, mèo sang người.

Vi khuẩn Campylobacter

Theo Fox News, đây là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm dạ dày ruột (tiêu chảy truyền nhiễm). Chó, mèo nhiễm bệnh có thể phát tán vi khuẩn qua phân. Người nhiễm thường có các triệu chứng như tiêu chảy ra máu, buồn nôn, đau bụng và sốt.

Trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng một tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với người có hệ miễn dịch yếu hoặc khi vi khuẩn lan vào máu, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh.

Vi khuẩn Salmonella

Động vật mang vi khuẩn gây bệnh có thể trông hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho con người. Việc không rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng, thức ăn, dụng cụ ăn uống hoặc khu vực sinh hoạt của chúng như chuồng, giường, bình nước… có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.

Triệu chứng thường gặp gồm sốt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Phần lớn người bệnh sẽ tự hồi phục sau vài ngày, nhưng một số trường hợp có thể phải nhập viện.

Bệnh dại

Chó, mèo mắc bệnh dại có thể truyền virus qua nước bọt khi cắn người. Virus sau đó xâm nhập vào cơ thể và tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, lú lẫn, tê liệt và cuối cùng là không qua khỏi.

Một khi triệu chứng xuất hiện, bệnh dại không thể chữa khỏi. Vì vậy, nếu bị động vật nghi nhiễm dại cắn, cần đến cơ sở y tế ngay để được tiêm phòng kịp thời. Điều trị sau phơi nhiễm có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Benh lay tu cho meo anh 1

Bệnh dại không thể chữa khỏi nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng. Ảnh: Shutterstock.

Giun móc

Theo WebMD, trứng giun móc từ phân chó mèo nhiễm bệnh - đặc biệt là chó con, mèo con - có thể tồn tại trong đất và nở thành ấu trùng. Những ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể người qua da, chẳng hạn khi đi chân trần.

Giun móc thường không gây nguy hiểm và bệnh có thể tự khỏi, nhưng vùng da bị xâm nhập như bàn chân hoặc cẳng chân có thể ngứa và xuất hiện các vết đỏ kéo dài trong vài tuần. Nếu bạn gặp triệu chứng này hoặc có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, nên đến bác sĩ để được thăm khám.

Nấm ngoài da (hắc lào)

Chó, mèo có thể truyền loại nấm này khi bạn chạm vào chúng. Động vật trưởng thành có thể không biểu hiện triệu chứng, nhưng mèo con và chó con thường có lông cứng và các mảng hói. Mọi người nhiễm hắc lào bị phát ban đỏ, ngứa, hình vòng tròn trên lớp da trên cùng.

Súng, vi trùng và thép

Trong lịch sử loài người, đậu mùa, cúm, lao, sốt rét, dịch hạch, sở và dịch tả đều là những bệnh truyền nhiễm tiến hóa từ căn bệnh ở loài vật. Cuốn sách Súng, vi trùng và thép là lược sử về các xã hội của loài người trong khoảng 13.000 năm trở lại đây. Tác giả tập trung tìm lời giải cho câu hỏi: “Tại sao lịch sử đã diễn ra trên mỗi châu lục một khác?”.

Mãn kinh uống nước cốt chanh liều cao có kinh trở lại?

Chia sẻ của một người về việc uống nước cốt chanh liều cao sau một tháng thấy kinh trở lại dù mãn kinh đã 3 năm thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên mạng xã hội.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm