Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Những kiểu cố vấn bạn cần tìm ra

Cố vấn không nhất thiết là người có nhiều thâm niên và kinh nghiệm làm việc hơn bạn. Họ có thể ít kiến thức hơn, nhưng cung cấp cho bạn quan điểm cùng góc nhìn mới mẻ.

Một người cố vấn sẽ giúp bạn phát triển nhanh hơn trong sự nghiệp.

Tiến sĩ giáo dục Bunny McFadden chia sẻ trên The Muse: "Vào ngày tôi tốt nghiệp đại học, giáo sư của tôi khuyên rằng trước khi xin việc hoặc học cao học, điều đầu tiên cần làm đó là tìm một người cố vấn (mentor) tốt".

Cố vấn có thể là trưởng phòng, giảng viên hay những anh chị khóa trên của bạn. Dù ở vị trí nào, họ cũng sẽ hướng dẫn, cho bạn lời khuyên, bài học và giúp bạn mở rộng mối quan hệ.

Theo The muse, dưới đây là 6 tuýp cố vấn mà bạn cần tìm kiếm để phát triển năng lực và tầm nhìn của mình.

Tim nguoi co van anh 1Tim nguoi co van anh 2
Tim nguoi co van anh 3

Cố vấn truyền thống

Cố vấn truyền thống là những người có thâm niên và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực học tập, nghề nghiệp của bạn.

Họ có thể là người giám sát bạn trong kỳ thực tập, giáo sư đang giảng dạy bạn hoặc người quản lý tại bộ phận. Thông thường, những người này đã hoặc đang trải nghiệm công việc mà bạn mong muốn.

Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, một cố vấn truyền thống là rất quan trọng với bạn. Họ sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng làm việc, có thêm sự hiểu biết về ngành nghề và mở rộng mối quan hệ.

Tim nguoi co van anh 4Tim nguoi co van anh 5
Tim nguoi co van anh 6

Cố vấn đồng tính cách

Đây là kiểu mentor sẽ kết nối với bạn dựa trên những điểm chung, sự đồng điệu về một lĩnh vực hoặc công việc.

Họ thường có cùng hoàn cảnh với bạn. Có thể cả hai cùng theo đuổi một công việc ít người làm, hoặc đều là tuýp người hướng nội trong tập thể.

Cố vấn đồng tính cách không chỉ đưa ra lời khuyên, bài học, mà còn giúp bạn cảm thấy không đơn độc với ngành nghề, sở thích mình đã chọn.

Tim nguoi co van anh 7Tim nguoi co van anh 8
Tim nguoi co van anh 9

Cố vấn tập thể

Đây là tuýp cố vấn thường được tìm thấy trong các hội, nhóm công việc của bạn.

Ví dụ, đó là người chỉ dẫn cho một khóa thực tập mùa hè, hay admin của một nhóm, câu lạc bộ trên mạng xã hội...

Khi tìm được cố vấn nhóm đủ tốt, bạn có thể học hỏi rất nhiều điều từ họ. Ngoài ra, bạn còn được giao lưu, tạo dựng mối quan hệ với những người cùng chí hướng trong hội, nhóm đó.

Tim nguoi co van anh 10Tim nguoi co van anh 11
Tim nguoi co van anh 12

Cố vấn đồng trang lứa

Ngoài những cố vấn có thâm niên, kinh nghiệm lâu năm, bạn cũng cần có những mentor là bạn bè hay đồng nghiệp. Cùng nhau hoạt động trong cùng lĩnh vực, họ sẽ là những trợ thủ đắc lực giúp bạn phát triển.

Bạn có thể học hỏi từ những dự án, chiến lược bứt phá của họ khi đóng góp cho công ty. Bên cạnh đó, họ còn có thể giúp đỡ bạn bằng cách giới thiệu những cơ hội việc làm mà mình biết.

Đồng nghiệp thường là đối thủ cạnh tranh, nhưng trong tình huống này, bạn có thể đưa ra một thỏa thuận phù hợp cho cả hai bên trở thành “đôi bạn cùng tiến”.

Tim nguoi co van anh 13Tim nguoi co van anh 14
Tim nguoi co van anh 15

Cố vấn phản biện

Trong sự nghiệp, việc tìm ra một quan điểm khác biệt, trái chiều có thể làm thay đổi suy nghĩ hoặc khiến bạn mở mang tầm mắt.

Đó chính là lúc bạn cần đến một cố vấn phản biện, người có luồng ý kiến mới mẻ đối với kinh nghiệm của bạn. Họ có thể là nhân sự tại một dự án khác hoặc một người quan sát công việc của bạn từ góc nhìn trung lập.

Họ có thể không phải người quá giỏi về chuyên môn của bạn, nhưng chắc chắn đủ nắm rõ thông tin và có góc nhìn, ý tưởng và lời khuyên mới lạ.

Tim nguoi co van anh 16Tim nguoi co van anh 17
Tim nguoi co van anh 18

Cố vấn non trẻ

Đây là những mentor đối lập với kiểu cố vấn truyền thống.

Theo đó, những người có dày dặn kinh nghiệm (giám đốc điều hành, quản lý...) đôi khi sẽ không thể tìm thêm được những lời khuyên cho sự nghiệp của mình. Lúc này, họ sẽ đi tìm kiếm quan điểm của "lính mới" như nhân viên mới, thực tập sinh, thậm chí là người không có chuyên môn... để thu nhận những ý kiến từ một góc nhìn khác.

Ví dụ: Bạn có thể tìm đến những người cố vấn non trẻ để thu nhận những phản hồi cho một sản phẩm, dịch vụ mới của mình.

Học cách từ chối để không kiệt sức vì công việc

Chán nản, tuyệt vọng mỗi khi đến văn phòng là dấu hiệu của burn out. Thay vì cố hoàn thành nhiệm vụ, bạn cần học cách từ chối hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ sếp, đồng nghiệp.

Thanh cong nhung khong hanh phuc hinh anh

Thành công nhưng không hạnh phúc

0

Việc đạt được thành công đôi khi không tạo ra cảm giác hạnh phúc như nhiều người nhầm tưởng. Nguyên nhân bởi trước đó, họ kỳ vọng quá lớn vào thời khắc này.

Quang Anh

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm