Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Những loại rau chứa đầy giun sán

Rất nhiều loại rau ngon phổ biến trong bữa ăn hàng ngày lại khiến chúng ta dễ nhiễm ký sinh trùng khi ăn sai cách.

Rau chua giun san anh 1

Loại rau tuyệt đối không được ăn sống?


  • Ngó sen
  • Hoa chuối
  • Giá đỗ

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, ngó sen là thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống. Loại rau này phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm, nên dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Đây còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột - loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là lợn. Ảnh: Pexels.

Rau chua giun san anh 2

Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim ký sinh trên rau nào nhiều nhất?

  • Rau muống
  • Su su
  • Xà lách xoong (cải xoong)

Nghiên cứu từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM cho thấy các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), rau muống cũng có tỷ lệ khá cao (46,1%). Ảnh: Medquids.

Rau chua giun san anh 3

Loại rau chứa nhiều giun sán hơn:

  • Rau cần
  • Rau cải xanh
  • Rau muống
  • Bắp cải

Phó giáo sư Nguyễn Văn Đề, Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội, cho biết trong một nghiên cứu với 6 loại rau là muống, ngổ, cần, cải xanh, diếp, cải xoong, ấu trùng giun sán có trong rau cải xanh là nhiều nhất. Ảnh: Firstcry.

Rau chua giun san anh 4

Loại sán thường có trong rau cải xoong:

  • Sán lá gan
  • Sán máng
  • Sán dây

Theo bác sĩ Phan Thị Thu Phương, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội), rau cải xoong thường được trồng và sống dưới nước, có lượng sán lá gan rất cao. Rất nhiều người chủ quan cho rằng chỉ cần nhúng vào nước sôi là rau đã mềm và sử dụng được mà không đun sôi kỹ. Dùng làm nộm, chần tái mà không nấu chín... có thể gặp phải nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn. Ảnh: Wickedleeks.

Rau chua giun san anh 5

Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành là bao lâu?

  • 60 ngày
  • 90 ngày
  • 100 ngày

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, người ăn phải những cây thủy sinh chưa nấu chín sẽ ăn theo cả ấu trùng sán lá vào ruột. Khi vào cơ thể, ấu trùng bám vào ruột non, ký sinh và trưởng thành. Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành khoảng 90 ngày. Ảnh: Shutterstock.

Rau chua giun san anh 6

Dấu hiệu cảnh báo nhiễm giun sán?

  • Gầy yếu, xanh xao
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn
  • Rụng tóc, khó ngủ
  • Tất cả triệu chứng trên

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Mỹ Anh, khoa Nhi, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM) cho biết với trẻ nhỏ, nhiễm giun có thể gây chán ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, mệt mỏi, khó ngủ, chán ăn, rụng tóc, hay quấy khóc, da xanh xao. Ngoài ra, các dấu hiệu khác là gầy yếu, da xanh xao, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy...). Ảnh: Healthline.

Rau chua giun san anh 7

Cách loại bỏ ký sinh trùng, giun sán trên rau?

  • Rửa với nước sạch 3 lần
  • Ngâm nước muối 10 phút rồi rửa sạch
  • Rửa sạch nhiều lần rồi chần qua trước khi ăn

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, rửa sạch rau 3 lần bằng nước, ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Cách an toàn nhất là rửa sạch bằng nước rồi chần qua hoặc nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Ảnh: Vecteezy.

Rau chua giun san anh 8

Khi rửa, nên vò lá mạnh dưới dòng nước để rau trôi đi chất bẩn, giun sán?

  • Đúng
  • Sai

Khi hái rau ngoài vườn hay mua về, chúng ta cần sơ chế rau bằng cách nhặt lá vàng và rửa sạch. Trong quá trình rửa, chúng ta không nên vò nát rau vì các loại vitamin sẽ bị phôi ra và hòa tan với nước. Ảnh: Marthastewart.

Rau chua giun san anh 9

Những ai không nên ăn rau sống?

  • Phụ nữ mang thai
  • Người bị đau dạ dày
  • Người dễ cảm cúm
  • Tất cả nhóm người trên

Phụ nữ mang thai, người bị đau dạ dày và dễ cảm cúm không nên ăn rau sống vì có hệ miễn dịch yếu, dễ gặp biến chứng khi nhiễm giun sán trong rau sống. Ảnh: Healthshots.

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Những thứ bên trong đồ ăn tái sống

Bố tôi rất thích ăn các món tái như bò, thịt hay cá sống. Tôi lo ngại ông có thể nhiễm giun sán. Xin hỏi đồ ăn này có nguy cơ gì và dấu hiệu cảnh báo?

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm