Những mẫu xe có ảnh hưởng lớn đến dòng xe mui trần
Đây đều là những "gương mặt tiêu biểu", đánh dấu sự phát triển của công nghệ trên xe mui trần từ thủa sơ khai cho đến nay.
>>Spider V8 - siêu xe mui trần đến từ Tây Ban Nha
>>Bugatti Veyron mui trần mạnh nhất xuống phố
Ford Quadricyle 1896
Ford Quadricyle là một trong những chiếc xe đầu tiên trên thế giới. |
Lịch sử ngành công nghiệp ô tô bắt đầu với những chiếc xe rất sơ sài, không có mui, không kính chắn gió, thậm chí là không có cửa. Quadricycle, sản xuất năm 1896 bởi Henry Ford, chính là một trong những chiếc xe đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ sử dụng nhiên liệu ethanol. Chiếc xe này được sản xuất thủ công hoàn toàn, và thời điểm ra mắt nó có giá thành rất cao. Như trong ảnh, chiếc xe không hề có mui, rất nhỏ gọn trên bộ khung khá sơ sài, và đây cũng là hình ảnh chung cho những chiếc xe thời bấy giờ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ cơ khí-chế tạo máy, những chiếc xe sản xuất sau đó trở nên hoàn chỉnh hơn. Kỷ nguyên mới của xe hơi bắt đầu với những chiếc ô tô có mui có thể gập lại.
Osceola Coupe Concept 1905
Osceola Coupe Concept với phần mui xe có thể tháo rời. |
Henry Leland sáng lập ra Cadillac và Lincoln, là một trong những người có ảnh hưởng lớn trong lịch sử ô tô.Cùng với kiến thức chuyên môn và khả năng nắm bắt xu hướng tốt, ông đã mang đến sản phẩm ô tô hoàn chỉnh đầu tiên, chiếc Osceola concept, với phần mui cứng có thể tháo dời. Ý tưởng này được thực hiện với suy nghĩ rất sáng suốt là lái xe cần được bảo vệ khỏi mưa, nắng, nhưng cũng cần được thả mình vào thiên nhiên trong những ngày đẹp trời. Do đó, phần mui xe được thiết kế chắc chắn, tuy nhiên cũng có thể tháo ra khi cần thiết.
Peugeot 601 Eclipse 1934
Peugeot 601 Eclipse. |
Vào đầu thế kỉ 20, những chiếc xe mui trần thường mang lại cảm giác không an toàn cho người dùng. Chính vì lý do đó, đến năm 1934, Peugeot đã đưa ra giải pháp tiên tiến với chiếc xe mui cứng có thể tự động xếp lại phía sau. Sau này, thiết kế của Georges Paulin đã trở thành tiêu chuẩn chung cho những chiếc xe mui cứng có thể xếp lại phía sau. Ví dụ như thời gian đó Ford đã áp dụng công nghệ này với vào chiếc Skyliner 1957-1959, và nhiều mẫu xe khác tại nước Pháp.
Plymouth Convertible 1939
Plymouth Convertible. |
Plymouth convertible ra mắt lần đầu năm 1920. Tuy nhiên, nó không được mấy ưa chuộng do những yếu kém trong công nghệ, cụ thể, khi đó muốn gấp mui xe người ta phải gập nó xuống một cách thủ công. Năm 1939, những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã hồi sinh mẫu xe này, khi đó mui xe có thể gập tự động với tốc độ nhanh. Ngoài ra, Plymouth convertible cũng là một chiếc xe tương đối rẻ tiền lúc bấy giờ.
Nash Rambler Convertible 1950
Nash Rambler Convertible. |
Mặc dù có nhiều cải tiến, xe mui trần trong những năm 40 vẫn gặp một số vấn đề liên quan đến cửa sổ. Để giảm bớt những phiền toái này trong khi vẫn đảm bảo mức giá thấp nhất cho xe, một số nhà sản xuất ô tô đã nghĩ ra cách giữ nguyên phần khung cửa và tạo phần mui bằng vải có thể gấp lại. Tiên phong trong xu hướng này chính là Nash Rambler1950. Chiếc xe này giữ nguyên phần khung cửa và trụ B. Phần khung này sẽ đóng vai trò làm ray trượt cho mui xe gấp lại phía sau. Hơn thế nữa nó còn có tác dụng gia cường cho kết cấu thân xe.
Sau này, những chiếc xe mui trần khác như Jeep Liberty, Fiat 500 và Smart Fortwo cũng áp dụng cách thức tương tự.
Lincoln Continental 1961
Lincoln Continental. |
Lincoln Continental 1958-1960 là một trong những chiếc xe xấu xí và có doanh số bán thấp nhất trong lịch sử của Lincoln. Vì vậy, hãng đã đưa ra bản mui trần Continental 1961, nhằm lấy lại vị thế của mình vào thời gian đó. Kết quả là, doanh số bán của Lincoln đã tăng gấp đôi trong năm 1961 và tăng trưởng thêm 20% vào năm 1962. Không chỉ là một chiếc sedan đẹp khi đóng mui, Continental 1961 cũng rất thu hút ánh nhìn khi mở mui. Lincoln đã sử dụng một cơ chế khác hoàn toàn so với những chiếc xe khác, toàn bộ mui đóng và mở theo chiều dọc và được xếp gọn phía sau. Do đó, chiếc xe loại bỏ được những đường nét phình to ở đuôi xe để tạo cảm giác cân đối.
Không chỉ có tầm ảnh hưởng trong quá khứ, hiện nay thiết kế này vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến các sản phẩm của Lincoln.
Mercury Cougar 1968
Mercury Cougar. |
Sự xuất hiện của điều hòa trên những chiếc xe mui cố định khiến người dùng cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Tuy nhiên, bất chấp sự thống trị của những chiếc coupe, sedan và hatchback lúc bấy giờ, nhiều người vẫn yêu thích những chiếc xe có mui trần hoặc có thể tận hưởng được luồng không khí tự nhiên bên trong xe.
Ngay lập tức, nhu cầu này đã được Heinz Prechter đáp ứng. Ông đã kết hợp những chiếc xe mui cố định và mui trần để đưa ra dòng xe có trang bị cửa sổ trời. Ngay khi ra đời, “đứa con lai” này đã đáp ứng được mong chờ của người dùng, đặc biệt, tại thị trường Mỹ, nơi những chiếc xe mui trần bị hạn chế sản xuất ở thời điểm đó.
Chrysler LeBaron 1982
Chrysler LeBaron. |
Vào đầu những năm 80, tại nước Mỹ có nhiều lệnh cấm khiến những chiếc mui trần không còn là lựa chọn hợp lý nữa. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Chrysler LeBaron vào năm 1982 đã phục hưng lại thời kỳ thịnh vượng cho dòng xe mui trần.
Sau khi Chrysler LeBaron ra mắt, Ford và GM cũng tiến hành sản xuất một loạt các xe mui trần khác như: Sunbirds, Cavaliers, Camaro, Mustang, và một thời gian ngắn, thậm chí Thunderbird.
Lincoln MKZ 2013
Clip mô phỏng cơ chế hoạt động của mui xe Lincoln MKZ 2013. |
Kể từ khi xuất hiện trên các mẫu ô tô, cửa sổ trời kiểu truyền thống đã trở nên phổ biến trên nhiều dòng xe. Thậm chí đến nay, ảnh hưởng của nó vẫn rất lớn. Tuy nhiên, cửa sổ trời đã có nhiều biến thể hơn. Đó là dùng hệ kính trượt. Mui xe được làm chủ yếu từ những tấm kính lớn. Khi kích hoạt hệ thống mở mui, những tấm kính này sẽ trượt về phía sau và nằm cùng vị trí với kính chắn gió sau.Đây là kiểu mui xe được ứng dụng trên Lincoln MKZ 2013, xe này dự kiến có mặt trên thị trường vào cuối năm nay.
Lincoln MKZ 2013. |
Tuấn ngọc
Theo Infonet.vn