Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những nét đẹp truyền thống trong đám cưới Việt

Hôn nhân, bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đi liền với những nghi thức ý nghĩa vào ngày cưới.

Dưới đây là những nghi thức đậm nét đẹp truyền thống Việt.

Trao lễ vật dạm ngõ

Lễ dạm ngõ diễn ra sau khi các cặp đôi đã thưa chuyện với hai bên gia đình, thể hiện mong muốn tiến tới hôn nhân. Nhận sự đồng ý của nhà gái, nhà trai sẽ đem đồ lễ sang và nhà gái dùng lễ vật đó dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau khi cúng xong, nhà gái chia lại cho nhà trai một phần - gọi là lại quả. Những lễ vật thường có là rượu, trà, bánh kẹo… Nhưng quan trọng nhất vẫn là trầu cau, bởi “miếng trầu là đầu câu chuyện” - không có trầu là không theo lễ.

PNJ anh 1
Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong ngày trọng đại của các cặp đôi.

Chia trầu khi phát thiệp cưới

Lễ ăn hỏi, hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là nhà trai hỏi tên tuổi của con dâu tương lai. Cô gái nào nhận lễ vấn danh coi như đã có nơi đi chốn về. Tuy vậy, cha mẹ hai bên ngày nay hầu như biết rõ thông tin về các con nên phần hỏi tuổi không còn quá quan trọng. Bù lại trong lễ ăn hỏi, hai họ sẽ định ngày cưới rồi sắp xếp báo hỷ, chia trầu.

Nhà gái trích từ lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho gia đình, họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỷ nhưng không kèm lễ vật mà chỉ có thiếp báo hỷ.

Nghi thức đám cưới

Lễ cưới bao gồm nhiều nghi thức phức tạp. Đầu tiên là lễ nạp tài - nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để đón dâu, lễ xin dâu - trước giờ đón dâu, nhà trai cử người đem trầu rượu đến, báo đoàn đón dâu đã đến, tiếp đến là lễ rước dâu vào nhà, lễ tơ hồng, trải giường chiếu, hợp cẩn, tiệc cưới và cuối cùng là lễ lại mặt (hay còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ). Ngày nay, lễ cưới có phần hiện đại, các thủ tục cũng bớt rườm rà hơn. Ngoài ra, tùy theo vùng miền mà các tục lệ được thay đổi một chút cho phù hợp.

Cô dâu nhận trang sức trong lễ cưới

Trong ngày về nhà chồng, cô dâu sẽ được nhận trang sức vàng từ bố mẹ đẻ và mẹ chồng; trong một số trường hợp là nhận từ người thân trong gia đình như cô, dì, chú, bác... Dây chuyền, bông tai, nhẫn… được các bà mẹ xem như "của hồi môn" dành tặng cho con.

PNJ anh 2
Cô dâu nhận trang sức từ mẹ đẻ và mẹ chồng.

Ngày nay, những món trang sức trong ngày cưới của cô dâu vẫn mang đậm ý nghĩa truyền thống, đồng thời được kết hợp thêm những yếu tố thiết kế hiện đại, tươi trẻ. Dựa trên tinh thần này, PNJ ra mắt bộ sưu tập trang sức cưới bằng vàng mang tên “Hạnh phúc vàng”. Trong đó, mỗi sản phẩm chính là một lời chúc phúc cuộc sống lứa đôi mãi mãi bền chặt từ thương hiệu này.

PNJ anh 3
Các thiết kế trong bộ sưu tập “Hạnh phúc vàng” đều ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc.

Bộ sưu tập “Hạnh phúc vàng” gồm nhiều mẫu trang sức quý phái, sang trọng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp... Lấy cảm hứng từ câu chuyện “nơi đâu có Long phụng sum vầy, nơi ấy chan hòa may mắn, tài lộc và hạnh phúc”, nhẫn cưới Long phụng sử dụng họa tiết cách điệu từ hình ảnh rồng phượng tinh tế, ca ngợi sự đồng tâm, bên nhau trọn đời của đôi uyên ương. Trong khi đó, Hương lan nồng nàn mang đến cảm xúc về một tình yêu dịu dàng. Những mẫu khác trong bộ sưu tập cũng lấy cảm hứng từ hoa cỏ bốn mùa, tạo ra một thế giới tình yêu sống động muôn sắc màu.

Giang Thư Quân

Bạn có thể quan tâm