Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do cúm

Tôi 55 tuổi, sức khỏe ổn định. Công ty tôi làm việc hiện có nhiều người mắc cảm cúm. Xin hỏi tôi có phải trường hợp nguy cơ cao bệnh nặng nếu bị cúm không và khi nào nên đi khám?

Tôi 55 tuổi, sức khỏe ổn định. Công ty tôi làm việc hiện có nhiều người bị cảm cúm. Xin hỏi tôi có phải trường hợp nguy cơ cao bệnh nặng nếu bị cúm không và khi nào nên đi khám?

TS.DS Nguyễn Trang Thúy, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hầu hết người dân đều tự mình vượt qua cơn cúm mà không gặp bất kỳ vấn đề gì kéo dài. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phải đến bệnh viện vì bị cúm, thậm chí tử vong do bệnh có thể gây ra nhiễm trùng phổi nghiêm trọng (được gọi là viêm phổi). Đó là lý do tại sao dự phòng cúm rất quan trọng.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do cúm bao gồm:

- Người từ 65 tuổi trở lên.

- Trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi và đặc biệt là dưới 2 tuổi).

- Phụ nữ mang thai.

- Những người có một số bệnh nền khác.

Nếu bạn hoặc người thân thuộc những nhóm trên, hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn và quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, các thành viên trong gia đình của người bị cúm cũng có thể cần thuốc để dự phòng mắc bệnh cúm.

Nên làm gì khi bị cúm?

Nếu bạn nghĩ mình bị cúm, hãy ở nhà, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Bạn cũng có thể dùng Acetaminophen để giảm sốt và đau nhức.

Cha mẹ không cho trẻ em dưới 18 tuổi uống Aspirin hoặc các loại thuốc có chứa Aspirin. Ở trẻ em, Aspirin có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.

Hầu hết, người bị cúm sẽ tự khỏi trong 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu có các triệu chứng:

- Khó thở hoặc hụt ​​hơi.

- Cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực, bụng.

- Đột nhiên chóng mặt.

- Bị nôn nhiều.

Đưa con bạn đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng:

- Bắt đầu thở nhanh hoặc khó thở.

- Không uống đủ nước.

- Không thể đánh thức hoặc không tương tác với bạn.

- Biểu cảm không vui.

- Khỏi cảm cúm nhưng sau đó lại bị ốm kèm theo sốt hoặc ho.

- Sốt phát ban.

Việt Nam ghi nhận biến thể phụ BA.2.74, chưa xuất hiện BA.2.75

Khác với thông tin trước đó, Việt Nam mới ghi nhận biến thể phụ BA.2.74 của biến chủng Omicron thay vì BA.2.75.

Độc giả Ánh Hà

Bạn có thể quan tâm