Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Tôi từng nghe đến bệnh bạch hầu nhưng chưa hiểu rõ về chúng. Gần đây, việc xuất hiện một số ca bệnh khiến tôi lo lắng. Xin hỏi những ai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Tôi từng nghe đến bệnh bạch hầu nhưng chưa hiểu rõ về chúng. Gần đây, việc xuất hiện một số ca bệnh khiến tôi lo lắng. Xin hỏi những ai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này?

Điều dưỡng Hà Thị Thanh Hoa, khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu. Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae có 3 type là Gravis, Mitis và Intermedius.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như:

  • Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao
  • Trẻ em và người lớn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ
  • Người đi du lịch đến vùng dịch tễ
  • Những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh
  • Trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch
  • Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng-1 tuổi. Nếu không được tiêm vaccine, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Những người suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh

Để con được ốm

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Trong sách, tác giả chỉ ra những lầm tưởng của cha mẹ khi chăm sóc con. Đó có thể là những vấn đề phổ biến, trở thành thói quen thường nhật, song thực ra là lầm tưởng tai hại với các hiện tượng sức khỏe của trẻ như: Táo bón, tắm nắng, dùng kháng sinh, chảy mũi xanh…

Những vấn đề bệnh tật cụ thể trẻ thường gặp như ho, sốt, cảm lạnh… được nêu trong sách. Với mỗi bệnh thường gặp đó, sách phân tích nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị khoa học.

Tình hình nam thanh niên bị đầu độc bằng xyanua ở Đồng Nai

Sau nửa tháng điều trị tích cực, nam thanh niên 18 tuổi bị ngộ độc xyanua trong vụ 5 người cùng gia đình tử vong bất thường ở Đồng Nai, được xuất viện về nhà.

Bạn có thể quan tâm