Cả người lớn và trẻ em đều có khả năng bị viêm thanh quản cấp. |
Thanh quản là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát ra âm thanh. Ngoài ra, thanh quản còn tham gia vào quá trình hô hấp và có chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới khỏi tác động từ bên ngoài.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản
Khi bộ phận này bị viêm có thể gây ra những tình trạng như đau họng, khàn tiếng hay thậm chí là tắt tiếng và thường bị nhầm lẫn với bệnh lý viêm họng.
Viêm thanh quản cấp
Viêm thanh quản cấp tính thường do lạm dụng dây thanh quản quá mức hoặc do dây thanh quản bị nhiễm trùng, xuất phát từ những nguyên nhân như nhiễm vi khuẩn hoặc virus.
Sau khi người bệnh mắc viêm đường hô hấp viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm VA ở trẻ em. Dùng giọng quá nhiều hoặc gắng sức như la hét, hát to, nói nhiều. Sử dụng nhiều rượu bia.
Viêm thanh quản mạn
Viêm thanh quản mạn xảy ra do thanh quản tiếp xúc thời gian dài với các chất gây kích ứng như tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại hoặc chất gây dị ứng. Trào ngược acid từ dạ dày. Viêm mũi xoang thường xuyên. Hút thuốc hoặc ở gần những người hút thuốc. Lạm dụng giọng nói. Bội nhiễm nấm do sử dụng thường xuyên thuốc hít điều trị hen suyễn.
Thông thường viêm thanh quản sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 tuần với các biểu hiện thường gặp như: Giọng nói khàn khàn, nói hụt hơi, giọng yếu không ra tiếng, thỉnh thoảng có tình trạng mất giọng hẳn, những cơn ho khó chịu (không biến mất mặc dù uống thuốc ho), vướng họng, khó nuốt.
Ai dễ mắc bệnh viêm thanh quản?
Cả người lớn và trẻ em đều có khả năng bị viêm thanh quản cấp. Yếu tố nguy cơ của mỗi độ tuổi là khác nhau.
Đối với người lớn: Những đối tượng thường xuyên phải làm việc, tiếp xúc với những chất hóa học độc hại hoặc các chất gây dị ứng. Người mắc bệnh về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản. Những người có thói quen hút thuốc hoặc ở gần những người hay hút thuốc. Những đối tượng bị viêm xoang.
Những trường hợp mà công việc hàng ngày đòi hỏi phải sử dụng quá nhiều giọng nói như giáo viên, buôn bán, ca sĩ... Những người thường xuyên dùng ống hít hen dẫn đến nguy cơ bị nhiễm nấm
Với trẻ nhỏ: Những trẻ có sức đề kháng kém hay bị viêm mũi họng, sau đó phát triển thành viêm thanh quản. Các bé thường xuyên la hét khiến dây thanh quản bị phù nề.
Người bị viêm thanh quản thường khó thở. Ảnh: Shutterstock. |
Vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám nếu giọng bị khàn kéo dài hơn 2 tuần và dường như không cải thiện, sốt trên 38,5 độ C. Tình trạng khó thở cần phải nghiêng người về phía trước để thở hoặc khi thở phát ra âm thanh khò khè, tiếng rít lớn. Tiết ra nhiều nước bọt, chảy dãi nhiều hơn. Giọng nói của người bệnh như bị bóp nghẹt...
Lời khuyên thầy thuốc
Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
Viêm thanh quản do cảm lạnh hoặc nhiễm trùng nhẹ thì có thể không cần điều trị, người bệnh chỉ cần được chăm sóc tại nhà bằng cách
- Uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm lỏng.
- Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn.
- Tránh ở trong môi trường không khí khô, khói, bụi, khói thuốc lá.
- Hạn chế nói nhiều, nói to, nói liên tục.
Điều trị nội khoa với thuốc kháng sinh và kháng viêm với những trường hợp viêm thanh quản do vi khuẩn hoặc trường hợp nặng gây sưng tấy thanh quản. Điều trị các bệnh lý gây viêm thanh quản như trào ngược dạ dày, viêm xoang.
Để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau
- Sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Tránh đến những chỗ đông người, tránh tiếp xúc với người nhiễm siêu vi.
- Không ăn khuya hoặc sử dụng các loại thực phẩm chua, cay để tránh tràn ngươic dạ dày
- Tránh xa khói thuốc lá và các chất chứa cafein
- Hạn chế nói to, nói nhiều, nói liên tục hoặc la hét
Cuốn sách xem xét quan niệm của loài người về bộ não qua nhiều thời đại, mô tả chi tiết cấu trúc và hoạt động của bộ não, phân tích cách mà hệ thống tri giác và não bộ giúp ta lý giải những cảm giác của mình về thế giới xung quanh. Ngoài ra, sách còn thảo luận về khái niệm ý thức và vai trò của cảm xúc. Đặc biệt, một chủ đề nóng hổi cũng được nhắc tới: trí tuệ nhân tạo liệu có thể sánh với trí tuệ con người?