Ngày 27/6 thành viên có nickname B.C chia sẻ câu chuyện mắt thấy tai nghe về cụ bà mù, bán vé số bị đám người khoẻ mạnh ức hiếp với lý do tranh giành địa bàn buôn bán tại Bưu điện Thành phố Sài Gòn, khiến dân mạng phẫn nộ.
Sáng 28/6, chúng tôi tìm đến hiện trường xảy ra vụ việc thì không gặp bà cụ. Khi được hỏi về chuyện cụ già mù bị ném nước vào người xảy ra trưa 26/6, những người buôn bán và đội xe ôm túc trực tại đây xác nhận có xảy ra vụ việc nhưng tất cả mọi người ở đây không có ý bạo hành cụ.
Hình ảnh thành viên có nickname B.C đăng tải để kể về vụ việc những người khoẻ mạnh ném ly nước vào cụ già mù. |
"Thương không hết chèn ép làm chi"
Ông T. chạy xe ôm tại khu vực Bưu điện Thành phố đã 2 năm nay nói: "Tôi là người chứng kiến sự việc trưa hôm đó. Cũng như mọi ngày, bà Giang (tên cụ già mù) ngồi bán vé số nhưng vì bà cụ ấy bị mù nên thường dùng gậy đập lung tung, lúc thì trúng người đi đường lúc thì trúng những người buôn bán xung quanh. Mọi người góp ý cụ nhưng cụ không nghe. Biết người già trái tính, chúng tôi cũng không trách cụ làm chi.
Địa điểm bà cụ hay ngồi bán vé số. |
Xung quanh câu chuyện này, trên mạng vẫn tiếp tục tranh cãi. Nhiều bạn trẻ bày tỏ sự thương xót đối với bà Giang và lên án những người khỏe mạnh trong loạt ảnh. "Dù như thế nào thì cũng không thể một nhóm người khỏe mạnh ném chai vào cụ bà mù, đó là hành động tàn nhẫn", thành viên T.Chung bình luận".
Cũng có thành viên cho rằng có thể điều gì đó mới khiến số đông người phản ứng tiêu cực với bà.
Một thành viên kể lại câu chuyện bạn mình chứng kiến để mọi người nhìn sự việc đa chiều hơn: "Mình chưa chứng kiến nhưng nghe một bạn cùng phòng từng gặp bà cụ này, nó kể hôm đó sau khi gửi xe xong thì nó đi ngang qua chỗ bà cụ này ngồi bán vé số, tự nhiên bà chửi nó và lấy gậy xua xua vào chân nó. Nó không hiểu chuyện gì tưởng mình dẫm phải gì của cụ nên nó dừng lại hỏi cụ thì bị chửi te tát rùi bị rải muối vào người. Mình kể chuyện này không phải bênh ai cả mà nêu ra vấn đề để các bạn nhìn nhận 2 mặt của nó".Trong khi đó, lời biện hộ "ném chai nước để hù dọa" của những người xung quanh bà là khó chấp nhận. Đa số cư dân mạng cho rằng dù bà có trái tính thì cũng là người già cả, mọi người cần đối xử nhân từ hơn. Như thành viên trên chia sẻ: "Chuyện nhóm người ăn hiếp 1 mình bà cụ là không đúng. Bạn T. đứng ra can ngăn đáng khâm phục trong lòng Sài Gòn này".
Bởi vậy nên không có chuyện mọi người lấy ly nước chọi bà cụ. Họ chỉ vờ hù doạ như thế để cụ ngồi im buôn bán thôi. Ở khu trung tâm thành phố này, cảnh vệ nghiêm ngặt, thử hỏi nếu chúng tôi hành hạ cụ thật chúng tôi liệu có được yên? Cậu thanh niên chứng kiến vụ việc chưa rõ sự tình đã vội lấy điện thoại ra chụp, đòi báo công an. Tôi ghe nói chuyện đó đã lên báo rồi.
Người già cũng giống như trẻ con vậy, đôi khi họ thấy cái sai của mình nhưng chẳng chịu nghe ai, phải vờ hù doạ một tí thì mới chịu ngồi im, chuyện này cũng tương tự như vậy. Ngày trước tôi hay chở bà cụ về nhà nên tôi biết, có hôm cụ nhờ tôi chở đi lòng vòng giao hàng, lấy số, đứng đợi gần nửa tiếng nhưng rốt cuộc lại trả tiền bằng vé số. Tôi cũng cắn răng cầm lấy. Các anh em ở đây từng chở cụ đều thế, chúng tôi thương cụ còn không hết, ức hiếp được gì".
Cũng theo chia sẻ của ông T., bà Giang tầm gần 60 tuổi, đã buôn bán ở khu vực Bưu điện Thành phố khá lâu, những người ngồi ở đây đều được chia địa bàn hoạt động rõ ràng và có quản lý nên chuyện tranh giành chỗ ngồi là thiếu chính xác.
Chị X., một người bán hàng rong cho khách du lịch thường xuyên đứng ở khu vực này chủ động kể về một lần bị cụ trút giận vô cớ nhưng chị nín nhịn vì nghĩ rằng cụ bà đáng tuổi mẹ mình.
Những người chạy xe ôm tại Bưu điện Thành phố xác nhận không có chuyện bà Giang bị chèn ép. |
"Những lần tức tối hay không hài lòng chuyện gì cụ hay trút giận bằng cách chọi đồ và lần đó cũng không ngoại lệ. Tôi đang ăn bánh trán bỗng nhiên một chiếc ly sành từ đâu bay đến, vỡ tung toé mảnh chai găm thẳng vào gót chân, đau đớn không chịu được. Tôi điếng người quay sang xem ai đập ly vỡ giữa đường thế này thì thấy chính là cụ Giang.
Tôi hỏi tại sao cụ làm vậy, có biết là nguy hiểm lắm không. Cụ trả lời gọn lỏn rồi bỏ đi".
Chị X nói thêm: "Đôi lúc bị cụ chọc tức quá nên mọi người ở đây muốn thể hiện thái độ để cụ biết mà bớt khó tính thôi".
Chị X. (đội mũ trắng) từng bị cụ ném cốc sành miểng găm trúng chân. |
Nỗi cô đơn của người già
Anh D.P cũng là một xe ôm hoạt động lâu lăm tại khu vực Bưu điện Thành phố khi nghe phóng viên hỏi về cụ Giang, anh nói ngay:
"Lúc đầu khi tới đây buôn bán, thấy cụ già cả và tật nguyền ai cũng yêu thương và muốn giúp đỡ cụ nhưng về sau thấy cụ khó tính không ai dám lân la, hỏi chuyện cụ nhiều. Nghe nói, cụ có chồng, có con nhưng không sống chung với họ. Cụ Giang khó tính có lẽ một phần cũng vì cuộc sống đơn độc, thiếu tình thương.
Giờ giấc bán vé số của bà cụ không cố định, nhưng dạo gần đây bà hay xuất hiện tầm quá trưa đến 2 giờ chiều. Sau khi bán xong, bà Giang gọi xe ôm nơi khác đến chở về nhà".
Số đông những người chứng kiến vụ việc đều than vãn giống nhau. |
Rất ít người biết rõ thân thế của bà Giang, chỉ biết bà đã bán ở đây khá lâu và thỉnh thoảng có nhờ xe ôm đưa về. Bà cụ từng kể với một trong số những người ấy rằng mình được chính quyền địa phương cấp cho một căn hộ tại chung cư Nguyễn Ngọc Phương, Bình Thạnh.
Chung cư Nguyễn Ngọc Phương nơi cụ Giang cho biết mình từng sinh sống. |
Khi tìm đến chung cư Nguyễn Ngọc Phương, ban quản lý toà nhà xác nhận ở đây có nhiều người hành về vé số sinh sống nhưng không có người nào bị mù.
Một người thu mua ve chai gần đó khi nghe nhắc đến bà Giang, trầm tư một lúc rồi nói: "Trước đây bà ấy có hay lui tới khu vực này, tôi cũng có trò chuyện vài lần nhưng không biết cụ ở đâu, dạo này biệt tăm, không biết có ốm đau gì không...".