Để có được những giây phút bước lên bục vinh quang nhận những tấm huy chương lấp lánh thì các VĐV chuyên nghiệp đã phải đánh đổi nhiều thứ. Ngoài thời gian khổ luyện, VĐV phải đánh đổi cả về sức khỏe thể chất, tinh thần cùng những nỗi ám ảnh về chấn thương, rủi do di chứng và tàn tật cơ thể.
Chấn thương, di chứng
Trong một số bộ môn đặc thù, VĐV phải thực hiện nhiều vận động mạnh, tạo áp lực liên tục lên một số bộ phận trên cơ thể cũng như các nhóm cơ, hệ xương khớp.
Điển hình như bóng đá, điền kinh, cầu lông và bóng chuyền, VĐV phải liên tục vận động cơ bắp chân, tạo nhiều áp lực lên khớp gối để có thể tăng sự đột phá về tốc độ, bật nhảy nhằm giành lấy lợi thế khi thi đấu.
Tuy nhiên, việc duy trì cường độ vận động vượt giới hạn trong thời gian dài sẽ khiến VĐV dễ gặp chấn thương ở các nhóm cơ, viêm sưng xương khớp.
Bên cạnh chấn thương do vận động, tai nạn thể thao là điều không thể tránh khỏi khi tham gia thi đấu, luyện tập. VĐV và người chơi thể thao thường gặp phải nguy cơ tổn thương ở các nhóm cơ, xương khớp.
Khi luyện tập, nếu quá trình khởi động không được thực hiện đúng bài bản thì người chơi thể thao sẽ dễ gặp tình trạng căng cơ, chuột rút và trật khớp, bong gân.
Trong thi đấu, đặc biệt là những bộ môn có tính đối kháng cao, các va chạm mạnh và tác động lực lớn có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng như gãy xương, nứt xương, vỡ sụn khớp, rách dây chằng. VĐV và người chơi thể thao còn phải chịu thêm áp lực, nỗi ám ảnh giả từ sự nghiệp vì những di chứng sau tai nạn thể thao.
Pha đảo bóng qua người đối thủ từng khiến Ronaldo de Lima gặp phải chấn thương đứt gân bánh chè. Ảnh: Reuters. |
Tai nạn thể thao gây ra những chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng phức tạp đến nhiều bộ phận trên cơ thể của các VĐV. Không chỉ tốn nhiều thời gian điều trị, hồi phục, các VĐV còn phải đối mặt với những di chứng, tàn tật cơ thể.
Đối với người chơi thể thao chuyên nghiệp, điều này đồng nghĩa với việc họ phải giả từ sự nghiệp, khép lại hành trình theo đuổi đam mê của bản thân. Đã có nhiều VĐV kết thúc sự nghiệp thi đấu vang dội vì không vượt qua nổi cơn ác mộng chấn thương.
Ngoài chấn thương trong vận động, tại nạn thể thao, các VĐV còn có những nỗi lo sợ về sức khỏe xương khớp bởi đặc thù trong từng môn thể thao.
Nhiều VĐV gặp phải tình trạng biến dạng cơ thể, dị tật suốt đời bởi những thói quen trong thi đấu, vận động thể thao. Không chỉ những chấn thương trên cơ thể mà cả những sang chấn tâm lý, áp lực thi đấu cũng có thể khiến các VĐV giải nghệ.
Nữ hoàng điền kinh Trung Quốc Quách Bình từng đạt hơn 16 huy chương vàng ở nhiều hạng mục khác nhau nhưng sau giải nghệ, cô phải đối mặt với chuỗi ngày đau đớn với đôi bàn chân bị tổn thương. Đôi chân của cô đã không còn nguyên vẹn, hai ngón chân cái bị gãy xương bẻ quặp sang một bên sau nhiều năm khổ luyện và thi đấu.
Đôi chân không còn nguyên vẹn của nữ hoàng điền kinh Trung Quốc Quách Bình. Ảnh: Spanish.china.org. |
Phục hồi chức năng hậu chấn thương
Theo Physiopedia - tổ chức phi lợi nhuận dành cho vật lý trị liệu của Anh thì điều trị phục hồi chức năng cho VĐV sau chấn thương là vấn đề khó vì những tổn thương sau chấn thương rất đa dạng và phức tạp. Ví dụ, khi gãy xương, cơ thể xuất hiện tình trạng cứng khớp, sụn khớp bị mỏng và mất đi sự linh hoạt do các khớp xương của người bệnh trải qua một thời gian dài bất động.
VĐV cũng sẽ trải qua nhiều đau đớn cũng như cần nhiều thời gian và phương pháp trị liệu cho quá trình phục hồi. Chưa kể có những trường hợp chấn thương không thể phục hồi hoàn toàn.
Ngoài ra, không chỉ tổn thương thể xác, VĐV thường bị căng thẳng, khủng hoảng và lo sợ việc các chấn thương có thể tái phát. Các vấn đề liên quan đến tâm lý cũng là yếu tố quyết định khả năng hồi phục sau chấn thương.
Điều trị phục hồi chức năng cho VĐV sau chấn thương là vấn đề khó. Ảnh: Fisioterapia heredia. |
Trước nỗi lo sợ và ám ảnh về chấn thương, tại nạn thể thao và quá trình phục hồi chức năng, VĐV và người chơi thể thao gặp phải cần quan tâm nhiều hơn đến việc duy trì sự bền vững của cơ thể. VĐV còn có một thể lực bền bỉ, xương khớp chắc khỏe, cơ thể dẻo dai để giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong vận động và các tai nạn thể thao.
Ngoài việc áp dụng chế độ luyện tập bài bản phù hợp sức khỏe, VĐV cần đảm bảo cơ thể được cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
HLV, VĐV hay người chơi thể thao ngày nay thường tìm hiểu nhiều giải pháp hỗ trợ duy trì thể trạng khỏe mạnh cho cơ thể.
Trong đó, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ nuôi dưỡng cơ xương khớp dần trở thành sự ưu tiên trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các VĐV, người chơi thể thao.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ trợ sức khỏe xương khớp, tuy nhiên, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, độ uy tín đảm bảo.
Đơn cử, thực phẩm bổ trợ sức khỏe Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage là một sản phẩm được nhiều VĐV, người chơi thể thao tin dùng bởi tác dụng giúp duy trì độ dẻo dai của xương khớp, sụn khớp với thành phần chính từ glucosamine và sụn cá mập. Glucosamine là dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.
Việc bổ sung glucosamine mỗi ngày sẽ giúp duy trì độ nhờn của sụn khớp, tăng cường chức năng vận động của cơ thể và giảm thiểu nguy cơ chấn thương trong thể thao. Xương khớp chắc khỏe sẽ giúp người chơi thể thao giảm được tình trạng đau viêm sưng khớp trong luyện tập, thi đấu cũng như phục hồi nhanh hơn khi chấn thương.
Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage là sản phẩm giúp bổ sung glucosamine, hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe xương khớp. |
Zing News phối hợp Vitatree - thương hiệu sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Australia - thực hiện tuyến nội dung "Xương chắc khớp khỏe, thể thao vui vẻ", nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe xương khớp cho các vận động viên, người chơi thể thao. Vitatree hiện có hơn 40 sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và phân phối tại thị trường Việt Nam. Trong đó, Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage là sản phẩm giúp bổ sung glucosamine cùng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ duy trì sức khỏe xương khớp và chức năng sụn khớp. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.