Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sticker lạ mắt trên xe hơi Nhật Bản

Sticker hình con bướm vàng thể hiện người điều khiển bị khiếm thính, hay hình lon sĩ quan thể hiện xe tập lái là những hình ảnh rất phổ thông tại đất nước mặt trời mọc.

Những sticker lạ mắt trên xe hơi Nhật Bản

Sticker hình con bướm vàng thể hiện người điều khiển bị khiếm thính, hay hình lon sĩ quan thể hiện xe tập lái là những hình ảnh rất phổ thông tại đất nước mặt trời mọc.

Khi đi trên đường phố Nhật Bản, bạn có thể bắt gặp những sticker dán đằng trước hoặc đằng sau xe trông rất lạ mắt. Nếu bạn không phải là người dân địa phương, chắc chắn bạn sẽ không hiểu những hình ảnh này nói lên hay cảnh báo điều gì vì chúng không phải là các biểu tượng thông dụng được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Nếu bạn có ý định đến thăm “xứ sở hoa anh đào”, một vài lý giải dưới đây chắc hẳn sẽ giúp bạn lái xe cũng như đi lại an toàn hơn.

1. Con bướm vàng

Nhãn với hình con bướm vàng trên nền xanh lá cây này có nghĩa là người lái xe mắc bệnh khiếm thính (hay nghễnh ngãng). Đừng cố bóp còi xin vượt hay cảnh báo nguy hiểm, vì điều đó là vô tác dụng. Với trường hợp này, lái xe buộc phải dùng đến tín hiệu đèn.

2. Hình giọt nước

Còn nhãn với hình giọt nước hai nửa đỏ vàng này gọi là nhãn Ochiba, có nghĩa lái xe là người già. Người già trên 75 tuổi phải dán nhãn này ở xe của mình, và người già trên 70 thì được khuyến khích dán trước. Khi nhìn thấy nhãn này gắn trên xe, tốt nhất bạn nên giảm tốc độ, nhường đường cho các lái xe già.

3. Lá cây me đất

Nhãn với hình lá cây me đất (với mấy chiếc lá con chụm lại) trên nền xanh lá da trời này có nghĩa là người lái xe bị tàn tật. Nhật Bản không dùng biểu tượng người tàn tật bình thường của thế giới: hình chiếc xe lăn, vì họ cho rằng nó không đại diện được cho tất cả các thể loại tàn tật.

4. Lon sĩ quan

Nhãn trông giống lon sĩ quan này, với màu xanh lá cây và vàng, được gọi là Shoshinsha. Đây là sticker được sử dụng nhiều nhất ở Nhật với ý nghĩa là người mới tập lái. Trong vòng một năm đầu tiên kể từ khi lấy bằng, người Nhật buộc phải dán nhãn này để cảnh báo mọi người rằng: “Tôi có thể nhấn nhầm chân ga thay vì chân phanh đấy”.

Theo Autodaily

Theo Autodaily

Bạn có thể quan tâm