Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những tác hại nguy hiểm của việc ngủ quá nhiều

Ngủ đủ giấc mỗi ngày là yếu tố quan trọng để tăng cường và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngủ đủ giấc theo quy định, không nên ngủ quá nhiều mỗi ngày.

Con người cần ngủ bởi đó là điều kiện cần thiết để duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức như phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo và linh hoạt. 
Đáng lẽ bạn sẽ thức dậy vào lúc 7h sáng và nạp năng lượng bằng một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất thì đằng này bạn lại ngủ quên cả ăn sáng, đến khi thức dậy thì đã quá giờ ăn kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu khiến bạn có cảm giác chán ăn và tình trạng này kéo dài sẽ làm bạn quên hẳn bữa ăn sáng – một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày luôn đấy nhé. 
Người ngủ không đủ 6 tiếng/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp hai lần. 
Còn nếu thời gian ngủ quá 8 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn ba lần.
Một khi bạn ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ thì các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ dần dần đi vào nhịp hoạt động ổn định, hiệu quả và điều độ. 
Nhưng việc bạn ngủ nhiều sẽ làm cho các hệ cơ quan trong cơ thể bắt đầu “loạn nhịp”, hoạt động kém hiệu quả so với chức năng của nó và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lâu dài của bạn đấy nhé.
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những người ngủ bình quân dưới 4 tiếng/ngày hoặc trên 10 tiếng/ngày, dù nam hay nữ, đều có tỷ lệ tử vong cao.
Bởi vì nó gây ra những rối loạn về hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, là nguồn gốc phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm và suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng. 
Qua một đêm dài, dạ dày bạn trống rỗng nhưng hoạt động của dạ dày vẫn diễn ra, vẫn tiết dịch vị, vẫn co bóp từ đó khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả và gây nên các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày,…
Do buổi sáng không khí trong phòng ngủ khá ô nhiễm, ngột ngạt, chứa nhiều vi khuẩn, khí CO2, chính vì thế khi bạn ngủ nướng vào buổi sáng rất dễ làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp như cảm cúm, viêm họng, ho,… Nếu bị mệt mỏi và buồn ngủ nhẹ mà không liên quan đến bất kỳ vấn đề y tế nào, giải pháp là tập thể dục. 
Nghiên cứu cho thấy rằng một người trưởng thành khỏe mạnh nhưng có những mệt mỏi nhất thời có thể cải thiện được tình hình bằng những chương trình luyện tập vừa phải. 
Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc tham gia đạp xe đạp trong vòng 20 phút với tốc độ nhẹ có thể xóa tan mệt mỏi.  Việc làm này chỉ cần thực hiện 3 lần một tuần là có thể đẩy lùi mệt mỏi và buồn ngủ. Mỗi người cần phải ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày, từ 9-10 tiếng đối với người già, người sức khỏe yếu có thể ngủ nhiều hơn.
Ngủ quá ít hoặc thường xuyên ngủ quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. Thời gian lí tưởng cho một giấc ngủ là từ 7 đến 8 tiếng một ngày.  

Thanh thiếu niên cũng cần một giấc ngủ dài như trẻ nhỏ trong khi những người trên 65 tuổi cần ít nhất 6 tiếng để ngủ. 
Đối với những người ở độ tuổi 25-55, 8 tiếng được coi là con số tối ưu. Phụ nữ cần được ngủ thêm 1 tiếng đồng hồ so với đàn ông, nếu không đây được coi là một trong những lí do khiến họ dễ bị trầm cảm hơn nam giới.  

http://laodong.com.vn/suc-khoe/nhung-tac-hai-nguy-hiem-cua-viec-ngu-qua-nhieu-268643.bld

Theo B.T/Báo Lao Động

Bạn có thể quan tâm