Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thầy cô giáo khiến teen mê mẩn

Sở hữu một điểm gì đó cực thu hút học sinh, rất nhiều thầy cô đã làm cho teen mê mẩn và phải lập hội “phát cuồng” để thể hiện sự yêu mến của mình.

Những thầy cô giáo khiến teen mê mẩn

Sở hữu một điểm gì đó cực thu hút học sinh, rất nhiều thầy cô đã làm cho teen mê mẩn và phải lập hội “phát cuồng” để thể hiện sự yêu mến của mình.

Thầy Dương Văn Cẩn dạy môn Vật Lý với biệt danh "bất hủ" DVCIAM

Các học sinh yêu thích môn Vật Lý ở Hà Nội có lẽ không thể không biết đến thầy Dương Văn Cẩn,  "Idol" của các teen mùa ôn thi đại học. Theo như nhiều teen nhận định, bài giảng Vật lý dù khô khan cỡ nào thì "thầy Cẩn đã dạy rồi chỉ có ngồi nghe mê mệt". Nhiều teen "ngán" môn Lý cũng phải bị thầy truyền cảm hứng. Vì thế nhiều học trò đã "nhất loạt" đi in "cúp": Thiên hạ đệ nhất dạy Lý" cho thầy Cẩn.

Bằng chứng nhận "Thiên đạ đệ nhất dạy Lý" được các học trò của thầy in ấn, dù giản đơn thế này thôi nhưng cũng là tấm lòng của các bạn đối với người thầy quá ư là thú vị của mình.

Một ví dụ trong bài giảng "bá đạo", học dễ vào của thầy làm teen mê mẩn, không thể không thuộc:

Photon là sóng điện từ
Không điện, không khối sống lâu vô cùng
Vận tốc xưng bá xưng hùng
300 triệu đấy ai thời hơn không?
Hạt nhẹ thì gọi Lepton
200 không đủ 4 ông 1 bàn
Nơtrinô chẳng dám bàn
Điện thì không biết, khối thì cũng không
Âm 1 electron
Khối 0,91 mũ trừ 30
Mêzôn thấy vậy liền cười
Tớ đây mới chính là người Muyzôn
Tất ca thua Pôzitôn
Nghe đồn tên ấy họ DƯƠNG rành rành
Điện tích dương 1 chí thành
Tay không số khối cũng dành em yêu

Bài thơ trên là một trong "vô số cách" mà thầy Cẩn "thổi hồn" vào bài giảng Vật Lý của mình. Giáo án của thầy thường được liên hệ sinh động, hóm hỉnh với cuộc sống bên ngoài, bởi vậy học sinh nào học cũng thích, học và nhớ đúng nghĩa. Biệt danh DVCIAM chính là cách viết ngược của câu "I am Dương Văn Cẩn", được học trò thích thú gọi.

Còn đối với thầy, "DVC" là "Dịch vụ Cười", có nghĩa trong giờ học, thầy tâm niệm "luôn muốn học trò của mình vui vẻ nhất, đưa vật lý vào cuộc sống chứ không phải là đưa vào đầu và viết vào bài thi, thi xong là quên".

Người thầy đáng kính của nhiều thế hệ học trò

Thầy giáo dạy Toán đầy triết lý Mai Anh Hùng của teen Trần Phú

Thầy Mai Anh Hùng, là "anh hùng" trong lòng của teen THPT Trần Phú nói riêng và teen Hà Nội nói chung, vì những bài giảng, những đề bài thi thử của thầy Hùng biên soạn đã nằm trên kệ sách của hầu hết học sinh yêu thích môn Toán.

Ngoài dạy Toán giỏi, trong bài giảng của mình, thi thoảng thầy tặng những câu triết lý sống khiến học sinh nghe phải vỗ tay đôm đốp. Đây là số ít trong rất rất nhiều những triết lý của thầy mà các teen nhớ:

Khi học trò "sợ sai" thầy nói: "Đường tuy gần, không đi không bao giờ đến. Việc tuy nhỏ, không làm chẳng bao giờ nên".
Khi học trò đứng trước một bài toán khó thầy nói: "Thử thách sinh ra không phải để quật ngã ta mà là để ta quật ngã chúng".
Khi học trò "quên" làm bài tập về nhà: ''Dịp may chỉ mách bảo 1 trí tuệ chuyên cần".
Khi học trò nhận điểm kém: "Nếu không vấp phải một trở ngại nào nữa, tức là bạn đã đi chệch đường rồi đó". Khi học trò không trung thực: "Nhượng bộ không phải hạ mình. Nhận lỗi không phải nhục nhã".
Khi học trò"cãi" thì có một câu rất "bá đạo" mà học trò không thể nào "cãi" được tiếp: "Cứ làm đúng thì không thể sai được".

Một học trò của thầy chia sẻ: "Những câu nói trên, nếu đọc ở đâu đó trên sách vở, thì em chỉ đọc và mang đúng nghĩa "đọc". Còn khi nghe thầy nói những câu này, lồng ghép vào các câu chuyện đường đời, trong cuộc sống và đôi khi ngay chính trong công thức toán học nữa, rất ngẫu hứng thôi, chúng em nghe mà đứa nào đứa nấy "gật gù" và "ngấm" lắm. Em đặc biệt thích một câu nói quen thuộc của thầy: "Các bạn đã kịp hiểu chưa?". Đây chính là điều mà chúng em quý thầy nhất ngoài chuyên môn "miễn bàn" của thầy đấy".

Một bạn học sinh khác chia sẻ: "Đối với chúng em, một người thầy dạy giỏi là một người thầy dạy dễ hiểu. Mỗi khi học môn của thầy Hùng, em cảm giác rất dễ tiếp thu bài. Thầy Hùng là "bí quyết" đỗ đại học của bọn em đấy!".

Thầy Công thổi hôn vào môn Giáo dục công dân của Teen Chuyên Ngữ

Thầy Nguyễn Thành Công là một trong những người được xếp vào hàng "bất hủ" của teen Chuyên Ngữ, bởi thầy dạy môn này bằng những ngôn ngữ cực... teen. Các bạn học sinh ở đây cho biết, không một từ lóng nào của teen mà thầy không biết. Và thầy thêm thắt điều đó vào bài giảng rất khéo léo, thú vị.

Hội "phát cuồng" vì thầy Nguyễn Thành Công

Thầy Công cũng tâm niệm: "Đặt mình vào vị trí của học trò, mình ngày xưa cũng như bọn trẻ, không hề thích học những môn học thuộc như môn Giáo dục công dân. Nên nếu thầy dạy cứng nhắc, đảm bảo dù có ép, học trò cũng khó tiếp thu được. Vì thế, tôi luôn đưa những câu chuyện học trò đang quan tâm vào bài giảng. Ví dụ hôm nay sẽ nói về The Voice, ngày mai nói về trung thu xưa "bá đạo" hơn trung thu ngày nay, ngày kia, lại nói về bộ phim truyền hình đang gây sốt... Như thế, thầy cũng hiểu bọn trẻ, mà bọn trẻ sẽ vì thế mà được "giáo dục công dân ngầm" mà không biết".

Thầy Công được các teen Chuyên Ngữ cực kỳ yêu mến và kính trọng

Cô Dung "vui tính" dạy Sử trường Phan Đình Phùng

Nếu ai từng là học sinh của THPT Phan Đình Phùng thì chắc hẳn là không thể không nghe danh của cô Dung dạy Sử được. Học sinh trong trường thường gọi cô với nick name “Idol”. Fan page của học sinh dành cho cô Dung nhận được lượng “like” rất lớn, thể hiện phần nào sự ngưỡng mộ mà teen dành cho cô.

Điểm ở cô Dung khiến teen “mê mẩn” đến phát sốt là những “điển tích”, những câu nói bất hủ, bài học tưởng chừng bông đùa, hài hước mà lại ẩn chứa ý nghĩa sâu xa. Thậm chí, ngay cả những thứ làm cho học sinh căng thẳng nhất như các tiết kiểm tra, giờ truy bài đầu giờ… khi vào tay cô cũng trở nên hóm hỉnh, nhẹ nhõm.

Đảm nhiệm dạy môn học khá “hóc” đối với phần lớn học sinh, nhưng nhờ phương pháp dạy cực "kul", học sinh của không còn cảm thấy “sợ” hay “buồn ngủ” trong những tiết học lịch sử.

Cô được nhiều học sinh "thần tượng".

Dù nhận được sự yêu mến, thán phục của đông đảo học sinh như vậy nhưng cô Dung vẫn tỏ ra rất bất ngờ trước sự “nổi tiếng” của mình.

Cô giáo chuyển giới

Cô giáo tên Quỳnh Trâm, nhưng trước đây từng là một chàng trai tên Phạm Văn Hiệp ở tỉnh Bình Phước. Cô là một tấm gương cảm động không chỉ bởi nghị lực sống phi thường mà còn bởi tấm lòng tận tình vô bờ bến đối với học sinh.

Cô Trâm trải qua phẫu thuật chuyển giới từ năm 2006, đã làm nhiều học sinh “tâm phục khẩu phục” khi dũng cảm đứng trước dư luận và sống thật vơi con người mình.

Không dừng lại ở đó, từ những ngày đầu tiên đi dạy, cô Trâm đã nổi tiếng là tận tâm, yêu thương học trò. Thậm chí, cô còn sẵn sàng giúp đỡ, không lấy học phí của những học sinh hoàn cảnh quá khó khăn, và còn lo chỗ ăn chỗ ở cho học trò của mình trong những ngày đi thi xa nhà.

Được biết, cô Trâm dạy các môn thiên về khối A (toán, lý, hóa). Rất nhiều học sinh tỉnh Bình Phước thi đậu vào các trường đại học lớn tại TP HCM đều mang ơn dạy dỗ của cô. Đó chính là lý do mà học sinh danh cho cô Trâm một sự biết ơn, yêu thương và quý trọng đặc biệt.

Thầy giáo “tài tử” Võ Trọng Phúc

Nổi lên như một hiện tượng vào khoảng thời gian năm 2011, Võ Trọng Phúc được biết đến như một giọng ca ấm áp, nam tính. Đặc biệt, khi Võ Trọng Phúc thể hiện những ca khúc tiếng Anh thì biết bao teen girl đã bị “đốn ngã”.

Thật bất ngờ khi công việc chính của Phúc không phải là một ca sỹ mà lại là một giáo viên dạy Tiếng Anh. Điều đó lý giải vì sao và anh thể hiện các ca khúc tiếng Anh một cách “chuẩn không cần chỉnh” như vậy.

Không chỉ có giọng hát ấm áp, Võ Trọng Phúc còn có gương mặt của một “tài tử”, ánh mắt ấm áp hiền hậu đầy nam tính cùng nụ cười tỏa nắng. Chính vì thế mà anh là một thầy giáo được teen cực ngưỡng mộ.

Cô giáo 9x xinh đẹp như mùa thu của trường Ams

Bất ngờ xuất hiện với vai trò giám khảo trong một cuộc thi nấu ăn của học sinh trường Hà Nội Amsterdam, “cô giáo 9x”- nick name và học sinh vẫn thường gọi dành cho cô giáo Hồng Anh đã thu hút rất nhiều ống kính máy ảnh bởi vẻ xinh đẹp và trẻ trung của mình.

Cô Hồng Anh sinh năm 1991, từng theo học lớp chuyên toán của trường Ams và sau khi tốt nghiệp đại học, cô lại quay trở về ngôi trường này với vai trò giáo viên. Điểm thu hút ở cô là tuy theo nghiệp giảng dạy nhưng cô lại sở hữu một nhan sắc lộng lẫy và từng giành giải Á khôi của một cuộc thi nhan sắc tuổi teen tầm cỡ.

Có lẽ vì thế mà ngay từ khi xuất hiện, “cô giáo 9x” đã thu hút sự quan tâm đông đảo không chỉ của học sinh trong trường, mà ngay cả học sinh trường bạn cùng cánh phóng viên báo chí.

Được biết, ở trường, cô Hồng Anh cũng được teen yêu mến bởi sự thân thiện và tận tình đối với học trò. Có lẽ do tuổi tác gần gũi nên cô có thể dễ dàng đoán “trúng tim” của học sinh và trở thành một gương mặt giáo viên tâm lý.

Theo TTVN

 

Theo TTVN

Bạn có thể quan tâm