Độ tuổi nào thường mắc ung thư gan?
Theo BSCKI Ngô Quang Duy, khoa Ngoại tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM, nam mắc ung thư gan nhiều nhiều hơn nữ, thường gặp ở độ tuổi trên 45. |
Thói quen ăn uống gây hại cho gan:
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Phú, Phó chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay khi nhịn ăn, gan và toàn bộ cơ thể không hoạt động hiệu quả vì thiếu năng lượng trong thời gian dài. Bạn cần ăn đủ bữa để cung cấp năng lượng cho cơ quan này sản xuất ra enzyme thải độc tố. |
Cách chế biến thực phẩm tăng gánh nặng cho gan:
Theo bác sĩ Phú, ăn thực phẩm chiên, rán thường xuyên sẽ tăng gánh nặng cho các tế bào gan. Lâu dần, khả năng chuyển hóa chất béo của gan suy giảm, dẫn đến lượng lớn chất béo tích tụ, hình thành gan nhiễm mỡ. |
Uống ít nước ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố của gan?
Gan là cơ quan giải độc. Khi cơ thể được cung cấp nhiều nước, quy trình đào thải diễn ra nhanh, các độc tố được bài tiết. Từ đó, gan hoạt động dễ dàng hơn. Vì vậy, uống ít nước là nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng của gan. |
Cách dùng thuốc hạ sốt gây hại gan của trẻ:
Thạc sĩ, dược sĩ Trương Minh Đạt, Viện phó Viện Nghiên cứu Y Dược, cho hay việc dùng thuốc trước khi bé sốt để phòng co giật là không đúng, có thể ảnh hưởng đến gan, thận và sức khỏe. |
Thói quen sinh hoạt không tốt cho gan:
Theo bác sĩ Phú, giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của gan. Để tránh biến chứng cho gan, bạn cần bảo đảm thời gian và chất lượng tốt cho giấc ngủ. Bạn nên đi ngủ trước 23h, tạo điều kiện để khôi phục các chức năng gan. |
Cách ăn uống nào gây tổn thương gan?
TS.BS Phạm Tuấn Anh, khoa Điều trị yêu cầu, Bệnh viện K, cho biết thường xuyên ăn thực phẩm sống (rau sống, gỏi cá, nem chua...) dễ bị nhiễm ký sinh trùng, gây bệnh sán lá gan. Ngoài ra, độc tố aflatoxin trong thực phẩm bị mốc cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư gan. |