Chanh, mù tạt có thể làm chết ký sinh trùng trong hải sản?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết chanh, mù tạt khi ăn cùng hải sản sống chỉ giúp mùi vị ngon hơn và khử mùi tanh. Chúng không có tác dụng diệt khuẩn, ký sinh trùng giun tròn, sán dây, sán lá gan như phương pháp nấu chín. |
Ăn hải sản chưa chín có thể nhiễm bệnh:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo ăn hải sản sống hoặc chế biến chưa chín có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Bạn có thể nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, virus viêm gan siêu vi A... |
Sai lầm khi ăn hải sản đẩy nhanh quá trình mắc bệnh gout:
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết các loại tôm, cua, cá khi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều axit uric, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Không chỉ vậy, rượu bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric khiến tình trạng bệnh tăng nặng. |
Bộ phận nào của tôm chứa nhiều kim loại nặng?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. |
Không nên làm gì sau khi ăn hải sản?
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Quý cho hay uống trà sau khi ăn hải sản không tốt cho sức khỏe. Bởi lượng axit tannic có trong trà khi kết hợp canxi ở hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Bạn chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên. |
Vì sao không nên ăn ruột cua?
Theo PGS Thịnh trong ruột cua có chứa chất thải và độc tố, tốt nhất bạn không nên ăn bộ phận này. |
Ai không nên ăn nhiều hải sản?
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Quý, hải sản giàu dinh dưỡng, thơm ngon, nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Một số người không nên ăn quá nhiều hải sản là bệnh nhân gout hay viêm khớp, có cơ địa dị ứng... |