Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thói quen sai lầm hạn chế khả năng giao tiếp tiếng Anh

Dù được học tiếng Anh nhiều năm nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các bạn trẻ luôn cảm thấy lo lắng, bối rối, thậm chí né tránh khi giao tiếp với người nước ngoài.

Nhiều người không nhận ra rằng những thói quen học tập hàng ngày ít nhiều có ảnh hưởng đến khả nắng giao tiếp tiếng Anh.

Cố tìm cấu trúc ngữ pháp để giao tiếp

Phần lớn người học Tiếng Anh đều bắt đầu từ hàng loạt cấu trúc ngữ pháp, quy tắc chia động từ, sắp xếp từ ngữ. Càng học nhiều ngữ pháp, càng nhiều công thức phức tạp, người học sẽ cảm thấy nản vì có nhiều quy tắc ngoại lệ trong tiếng Anh. Đến khi thực hành giao tiếp, người học sẽ cố sắp xếp từ vựng, dùng thì nào, động từ như thế nào… Do đó, phản xạ tiếng Anh không nhanh, dẫn đến tự ti khi giao tiếp với người nước ngoài.

Phạm Linh Trang, sinh viên Đại học Thương mại chia sẻ: “Tôi đã học tiếng anh gần 10 năm ở trường từ cấp 2, cấp 3 và đại học. Tôi có thể đọc sách tiếng Anh nhưng vẫn không giao tiếp được. Ngay cả những hội thoại cơ bản như hỏi đường, mua bán hàng hóa… tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Có lần, một anh người nước ngoài đến làm quen nhưng vì khả năng nghe nói của mình, tôi cố gắng kết thúc nhanh chóng và rời đi”.

Học tiếng Anh trong im lặng

Khi tự học, mọi người tập trung một mình suy nghĩ về ngôn ngữ. Tai không nghe, miệng không nói nhiều, tay, mắt tập trung nhìn và viết. Người học thường làm đúng các bài tập ngữ pháp, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. Họ cũng luyện đọc và nghe nói qua các video, CD... nhưng không có ai xung quanh đánh giá mức độ chính xác của phát âm. Đến khi gặp người bản xứ, họ không thể giao tiếp.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dạy tiếng Anh, mỗi người cần tự học khoảng 120 giờ để vượt qua tiếng Anh cơ bản. Việc tự học có ảnh hưởng đến 90% kết quả học ngoại ngữ. Vì vậy, phần lớn mọi người đều cố gắng tự học tiếng Anh theo hướng dẫn của thầy cô hoặc những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc tự học không đúng cách gây ra nhiều sai lầm trong cho người học.

Anh Trần Đăng Dũng, nhân viên maketing bày tỏ: “Với công việc phải giao tiếp nhiều với người nước ngoài, tôi đã cố gắng rèn luyện giao tiếp từ lâu. Ban đầu, tôi thường lên mạng tải các ứng dụng như Siri và Google Voice. Tôi thấy khả năng nói của mình được cải thiện nên tự tin nói chuyện với người bản xứ. Tuy nhiên, tôi còn mắc nhiều lỗi sai mà các phần mềm đó không nhận dạng được”.

Đối với phương pháp học tiếng Anh từ công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al), chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, người học có thể sở hữu nhiều ứng dụng học tập hữu ích và hiệu quả. Sử dụng phần mềm học tiếng Anh trên điện thoại di động là phương pháp tự học được nhiều người lựa chọn vì mang tới hiệu quả thật sự.

Elsa anh 1
Giao diện học tập trên smartphone của ứng dụng Elsa.

Elsa (English Language Speech Assistant) là một trong những phần mềm học tiếng Anh trên điện thoại được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Elsa là ứng dụng giúp người học luyện phát âm tiếng Anh chuẩn với khả năng nhận diện và phân tích giọng nói tân tiến, tăng khả năng tương tác thực tế.

Ứng dụng này được phát triển bởi 2 cô gái người Việt và một nhóm chuyên gia nước ngoài - những người đã từng có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh cho người Việt, hiểu rõ người Việt thường sai ở đâu, cần sửa chỗ nào.

Elsa anh 2
Chị Văn Đinh Hồng Vũ, người sáng lập Elsa.

Phần mềm Elsa được so sánh như gia sư quốc tế tại nhà. Người học có thể chủ động giao tiếp mọi lúc, mọi nơi. Trong quá trình học tập, ứng dụng sẽ chỉ ra những lỗi sai, hướng dẫn chuyển động lưỡi và môi để điều chỉnh phát âm cho đúng. Các chủ đề theo cấp độ được phân chia theo từng giai đoạn trong giáo trình. 27 giờ luyện phát âm với Elsa sẽ giúp bạn đạt hiệu quả trong phát âm, giao tiếp.

Độc giả có thể tham khảo thêm thông tin về ứng dụng Elsa Speak tại đây.

Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm