2023 là một năm "bận rộn" đối với Vincent van Gogh.
Tranh của ông xuất hiện trong nhiều triển lãm lớn khắp thế giới dưới nhiều hình thức. Các tác phẩm cũng xuất hiện trên đủ loại sản phẩm, từ giày thể thao, trang sức đến ván trượt.
Chẳng hạn, cú bắt tay gần đây giữa Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam (Hà Lan) và Pokémon Company International nhằm tạo ra những tấm thẻ bài, với hình ảnh Pokémon được tái hiện lại trong các tác phẩm của danh họa, đã gây tiếng vang lớn.
Nhưng một trong những nỗ lực táo bạo nhất nhằm bảo vệ di sản của họa sĩ người Hà Lan phải kể đến "Bonjour Vincent", một AI Van Gogh, đang được đặt tại Bảo tàng Musée D’Orsay ở Paris (Pháp), trong khuôn khổ triển lãm Van Gogh in Auvers-sur-Oise: The Final Months, theo New York Times.
Khi Van Gogh "nói chuyện"
Trên màn hình, một bản sao Van Gogh sống động như người thật có thể đưa ra những hiểu biết sâu sắc để trò chuyện với những người thưởng lãm.
Sản phẩm AI được phát triển bởi Jumbo Mana, một công ty khởi nghiệp chuyên về AI tạo sinh (generative AI) kết nối với hành vi của con người, giúp các nhân vật ảo trở nên sống động, trở nên thông minh và tự chủ hơn.
Trong “Bonjour Vincent” tại Musée d'Orsay, Vincent Van Gogh trò chuyện với du khách nhờ trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Elliott Verdier/TheNew York Times |
Dự án “Bonjour Vincent” được các kỹ sư sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích khoảng 900 bức thư mà họa sĩ đã viết trong những năm 1800, cũng như những cuốn tiểu sử đầu tiên viết về cuộc đời và công việc của ông.
Nhờ sự hợp tác với Bảo tàng Musée d'Orsay, dự án này đã chuyển đổi từ nghiên cứu học thuật sang nghiên cứu ứng dụng nhờ sự tương tác ngay lập tức với khách thưởng lãm. Người xem càng đặt nhiều câu hỏi, AI càng có thể học hỏi và cải thiện nhiều hơn.
Vẫn cần cải thiện
Tuy nhiên, thuật toán này vẫn cần được con người hướng dẫn cách trả lời một số câu hỏi nhạy cảm như “Tại sao Van Gogh lại tự sát?”.
Các nhân viên bảo tàng cho biết hàng trăm du khách đã đặt câu hỏi này cho bản sao Van Gogh thông qua micro được đặt trước màn hình kỹ thuật số.
Các thuật toán phải liên tục tinh chỉnh các câu trả lời tùy thuộc vào cách du khách đặt câu hỏi. Những nhà phát triển AI đã phải tìm cách để chuyển hướng cuộc trò chuyện từ các chủ đề nhạy cảm, như tự sát, sang các thông điệp về niềm tin và tính kiên cường.
Agnès Abasado, người đứng đầu bộ phận phát triển kỹ thuật số của bảo tàng, cho biết cuộc thảo luận về việc phát triển thuật toán AI Van Gogh mất gần một năm.
“Điều quan trọng là phải cho mọi người thấy đây không chỉ là dự án mang tính thương mại, mà còn là dự án văn hóa nhằm cập nhật kiến thức của nhiều người", cô nói thêm.
Các du khách đang trải nghiệm trò chuyện với danh họa Van Gogh tại bảo tàng Musée D’Orsay. Ảnh: Elliott Verdier/New York Times. |
Jumbo Mana, công ty khởi nghiệp công nghệ đã phát triển thuật toán AI Van Gogh, cho biết họ có kế hoạch phát hành chương trình này trên các thiết bị Amazon Alexa và Echo trong năm tới. Công ty cũng đang thực hiện một dự án tương tự dựa trên cuộc đời của nhà thơ người Pháp Arthur Rimbaud.
“Chúng tôi mong muốn có thể đưa những nhân vật này vào cuộc sống, chứ không cố gắng tái sinh họ. Hiện chúng tôi đang làm việc với các nhà sử học để đảm bảo AI Van Gogh của chúng tôi có thể chính xác hơn”, Christophe Renaudineau, Giám đốc điều hành của Jumbo Mana, chia sẻ.
Tuy nhiên, AI Van Gogh vẫn còn tồn tại nhiều sai sót.
Wouter van der Veen, một chuyên gia về Van Gogh, người cung cấp phản hồi nhằm cải thiện độ chính xác cho dự án này, cho biết vẫn có nhiều lỗi ngữ pháp khi bản sao Van Gogh nói tiếng Pháp, ngôn ngữ thứ hai của danh họa. Điều này gây khó chịu cho nhiều du khách Pháp, những người cho rằng phía nhà phát triển cố tình làm vậy.
Bên cạnh đó, đôi khi AI Van Gogh đưa ra 2 câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi, hoặc trộn lẫn các sự kiện lịch sử với các thông tin không liên quan.
Tác phẩm Starry Night (1889) của họa sĩ Vincent van Gogh. |
Một trong những lỗi đáng chú ý là khi bản sao Van Gogh gọi Starry Night (1889) là tác phẩm nghệ thuật yêu thích của mình, mô tả bức tranh như "một biểu hiện của tâm hồn hỗn loạn và lòng khao khát thiêng liêng".
Nhưng trên thực tế, trong lá thư của chính Van Gogh, ông mô tả Starry Night ban đầu như một dự án nghiên cứu, sau đó nói với nghệ sĩ Émile Bernard rằng bức tranh là một "thất bại" và "một lần nữa, tôi để mình vẽ những ngôi sao quá to".
Song, nhóm phát triển "Bonjour Vincent" tin rằng những sai sót này sẽ được khắc phục trước khi chương trình được phát hành rộng rãi, với hy vọng nó sẽ cải thiện phạm vi tiếp cận của bộ sưu tập.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.