Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nỗi ám ảnh về thành công

Tôi mặc định càng bận càng chứng minh mình có giá trị. Nhưng mọi chuyện tệ hơn khi những lúc ăn, uống, dành thời gian cho bản thân, trong đầu tôi luôn nghĩ đến công việc.

Gặp bác sĩ tâm lý 3 buổi liên tiếp trong một tháng, đến hôm nay tôi mới xâu chuỗi được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình. Tất cả đều đến từ việc tôi quá ám ảnh về sự thành công.

Ở tuổi 28, tôi là quản lý thương hiệu của một nhãn hàng. Ở độ tuổi này, mọi người nhìn vào đều đánh giá tôi có sự nghiệp thành công, ở vị trí mà nhiều người mong muốn.

Tôi đã từng rất tự hào vì điều đó.

Tôi cho rằng mình có được ngày hôm nay là do lúc nào cũng bận bịu và trong tình trạng quá tải công việc. Với tôi, càng bận càng chứng minh mình có giá trị. Tôi còn tự cho mình quyền đánh giá những ai chưa thành công là do họ đang có quá nhiều thời gian rảnh rỗi.

Trước đây, tôi cũng định vị bản thân là người sống vì công việc. Tôi cảm thấy cuộc sống bận rộn của phụ nữ rất hấp dẫn, gợi cảm, truyền cảm hứng, vì rõ ràng là tôi cống hiến cho công việc và tạo ra giá trị mỗi ngày.

Tôi làm từ việc này sang việc khác, từ việc công ty đến dự án bên ngoài. Thời gian không ở văn phòng, tôi gặp đối tác làm ăn, gặp các mối quan hệ xã giao để bàn tính chuyện làm ăn. Tôi rơi vào trạng thái nếu không làm việc thì không biết làm gì khác.

Dần dần, tôi ám ảnh nhiều hơn bởi sự bận rộn của bản thân: đi ăn, đi chơi, gặp bạn bè, về thăm gia đình, thậm chí đang ngủ cũng nghĩ đến công việc. Tôi ăn không ngon, mất ngủ mà không biết lý do tại sao.

Nhưng đến một lúc, tôi tự hỏi bản thân tại sao phải cố gắng đến mức kiệt sức? Sự tự hào, niềm kiêu hãnh mà tôi đang có liệu có đáng để đánh đổi hay không?

Nhìn lại, tôi ở đỉnh cao sự nghiệp nhưng hầu như đánh mất tất cả, đó là sức khỏe, là những mối quan hệ, là thời gian dành cho bản thân. Tôi nhận ra đã lâu rồi không còn nhận được những tin nhắn hò hẹn từ hội bạn, tôi cũng không còn thói quen đi massage, thư giãn, đi spa vào mỗi tuần. Tôi cũng đã không có thời gian tìm hiểu và yêu thương ai khác.

Đó là giai đoạn tôi cảm thấy chới với nhất. Nhìn nhận ra vấn đề, nhưng không giải quyết được nó càng khiến tôi bận tâm hơn.

Mọi người đã quen với guồng công việc của tôi, quen với sự xuất hiện của tôi bất kể đó là cuộc họp với đối tác vào rạng sáng. Tôi khó khăn để tìm ra lối thoát trong mê cung do chính mình tạo ra.

Không có ai để chia sẻ, để thấu hiểu, tôi đành tìm đến bác sĩ tâm lý. Những buổi đầu tiên, bác sĩ chủ yếu nghe tôi nói về vấn đề mình gặp phải. Ông muốn tôi hệ thống lại toàn bộ công việc của mình và học cách từ chối khi bản thân thấy kiệt sức.

Tôi nhận được lời khuyên nên bắt đầu học cách thiền định, vốn để tâm trí tôi ổn định hơn, sau đó mới giải quyết được nỗi ám ảnh về công việc mà tôi đang có.

Tôi nhận ra cái sai của mình, đó là chạy theo số lượng công việc, chỉ để thỏa mãn những thành tựu cá nhân, trong khi nếu nhìn lại, tôi hoàn toàn có thể làm ít đi nhưng hiệu quả hơn.

Hiện tại, đối với tôi, sự thành công gắn liền với việc biết loại bỏ những điều không cần thiết để tập trung vào bản thân. Tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ phải học cách tổ chức lại thời gian, tâm trí và khối lượng công việc để có kết quả chất lượng thay vì số lượng.

Tôi vẫn bận rộn, nhưng dần đã có thể kiểm soát mọi thứ tốt hơn. Ở mỗi thời điểm, tôi cho rằng chúng ta ưu tiên sự bận rộn cho những điều khác nhau. Thời điểm hiện tại, tôi đang muốn tập trung vào sức khỏe thể chất và cuộc sống tinh thần của mình.

Khi tôi ổn định từ bên trong, tôi biết mình còn có thể làm việc tốt hơn nữa. Không phải đó mới là thành công sao?

Lê Thúy Vân (28 tuổi, quận 3, TP.HCM)

Đố kị mù quáng ở văn phòng

Nếu khó chịu khi thấy đồng nghiệp thăng chức, có dự án thành công hoặc được sếp đánh giá cao..., có thể bạn thuộc vào nhóm người dễ đố kị với người khác tại nơi làm việc.

Ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng

‘Nhân tố F’, trong đó F là viết tắt của ‘Fascination’ (Sự cuốn hút) sẽ là yếu tố thu hút nhất trong một buổi tuyển dụng. Theo tác giả Paul Williams của cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, những cá nhân nắm giữ vị trí lãnh đạo sau này sẽ cần phải kết nối được với các nhân viên của mình, cổ vũ họ và nắm bắt được trí tưởng tượng trong họ. Nhân tố F được xác định như sau: Liệu người này - trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể khiến tôi hứng thú và cuốn hút tôi hay không? Họ hào hứng đến mức nào khi nói về chủ đề X? Tôi có bị cuốn hút bởi câu chuyện họ kể không hay đó chỉ là một cuộc đối thoại khô khan?

Mỹ Mỹ

Illustrator: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm