Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Nỗi mặc cảm ngoại hình sinh ra từ đại dịch

Sau nhiều tháng nhìn chính mình các cuộc gọi video, nhiều người ám ảnh bởi những khiếm khuyết không có thực trên gương mặt của họ, từ đó tìm mọi cách để cải thiện.

noi mac cam ngoai hinh anh 1

Jane, một chuyên gia sức khỏe tâm thần 40 tuổi từ Cork (Ireland), chưa bao giờ lo lắng quá nhiều về vẻ ngoài của mình, theo The Guardian.

Tuy nhiên, khi công việc chuyển sang hình thức trực tuyến hoàn toàn, cô cảm thấy sợ hãi các cuộc họp video. Dường như, khuôn mặt của cô tròn lên, mũi to ra và môi mỏng hơn những gì cô thường nhìn thấy trong gương.

“Tôi từng nghĩ mình đủ hấp dẫn và mọi người sẽ luôn khen ngợi vẻ ngoài của tôi. Nhưng trên video, chẳng ai nói lời nào về khuôn mặt xinh đẹp này”, Jane kể lại.

Tháng 6 vừa qua, chuyên gia sức khỏe tâm thần đã giải quyết vấn đề bằng cách bơm filler (chất làm đầy) cho môi dày lên và làn da mờ nếp nhăn. Cô rất hài lòng với kết quả và dự định lặp lại quá trình này hàng năm.

Kể từ khi đại dịch khiến mọi người chuyển sang họp trực tuyến suốt năm 2020, các nhà nghiên cứu nhận thấy một hiện tượng mang tên “Chứng mặc cảm ngoại hình do Zoom”.

Sau thời gian dài gặp gỡ từ xa và nhìn chính mình trên màn hình, nhiều người không thể ngừng suy nghĩ về những khiếm khuyết trên cơ thể, gương mặt của họ.

noi mac cam ngoai hinh anh 2

Nhiều người mắc chứng mặc cảm ngoại hình sau thời gian dài họp video online. Ảnh: Alistair Berg/DigitalVision.

Shadi Kourosh, bác sĩ da liễu ở bang Massachusetts (Mỹ), đã đặt ra thuật ngữ này sau khi phòng khám của cô mở cửa trở lại vào mùa hè năm ngoái và nhận cuộc hẹn trực tiếp.

Cô nhận thấy sự gia tăng lớn các cuộc tư vấn thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ như tiêm botox, chất làm đầy, tái tạo bề mặt da bằng laser và lột da bằng hóa chất.

“Đối với tôi, thật ngạc nhiên khi mọi người lo lắng về ngoại hình của họ trong khi chúng ta có rất nhiều mối quan tâm trong xã hội lúc này”, cô nói.

Bác sĩ cũng cho biết hiện nay, với sự trở lại của các nhân viên văn phòng, số lượng yêu cầu tư vấn thẩm mỹ vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Da liễu Phụ nữ, Kourosh và các đồng nghiệp phát hiện ra 71% người được khảo sát lo lắng về việc quay lại các sự kiện xã hội trực tiếp, đồng thời cứ 10 người sẽ có 3 người lên kế hoạch đầu tư vào ngoại hình.

Những số liệu này cho thấy thời đại họp trực tuyến đã mở ra chiếc hộp Pandora về sự bất an, lo lắng về thể chất, theo The Guardian.

Ám ảnh với khuyết điểm không tồn tại

Từ lâu, các nghiên cứu tâm lý học đã cho thấy mối tương quan giữa thời gian ngồi trước gương với sự gia tăng cảm giác bất an.

Song, theo bác sĩ Kourosh, việc ngắm chính mình trên màn hình video giống như nhìn vào chiếc gương vui nhộn thường thấy tại công viên giải trí hơn.

Camera trước kết hợp với tiêu điểm gần có thể làm sai lệch ngoại hình của mọi người, khiến mắt trông nhỏ hơn và mũi có vẻ to ra. Hơn nữa, mọi người không quen với việc vừa nhìn mình, vừa để ý người khác.

Ngay lập tức, Kourosh và các đồng nghiệp nhận thấy sự gia tăng mối quan tâm cụ thể tới ngoại hình có thể liên quan đến sự biến dạng do công nghệ gây ra.

noi mac cam ngoai hinh anh 3

Nhìn ngắm chính mình qua màn hình gọi trực tuyến không phải thói quen của mọi người. Ảnh: Erlon Silva/TRI Digital.

Trong những năm gần đây, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã quen với tình trạng mặc cảm ngoại hình của khách hàng. Sự mặc cảm thường xuất phát từ những bức ảnh đã qua chỉnh sửa của người nổi tiếng hoặc các bộ lọc trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người để nhận thức để hiểu bộ lọc chỉnh ảnh không thực tế. Còn theo bác sĩ Kourosh, chứng mặc cảm ngoại hình do gọi video “thâm hiểm hơn” vì mọi người không biết camera có thể gây biến dạng gương mặt.

Tác động từ chứng mặc cảm này có thể sâu sắc và lâu dài. Tương tự Jane, Dimplez Ijeoma, nhà chiến lược xã hội và tư vấn tiếp thị ở Los Angeles (bang California, Mỹ) ngoài 30 tuổi, không dành quá nhiều thời gian soi gương trước đại dịch.

Song, kể từ khi cô buộc phải nhìn chằm chằm bản thân trong các cuộc họp trực tuyến lên tới 40 tiếng/tuần, cô bắt đầu lo lắng về kết cấu làn da của mình.

Ijeoma đã thử mọi cách để cải thiện vẻ ngoài của làn da mà không cần phẫu thuật thẩm mỹ, chẳng hạn mua đèn vòng, dùng bộ lọc ảnh, thậm chí một quy trình chăm sóc da mới.

Các phương pháp làm mờ làn da trong các cuộc họp có vẻ giúp ích cho Ijeoma. Nhưng khi tắt máy, cô vẫn không thể ngừng nghĩ về gương mặt mình.

“Khi nhìn mình trong gương sau 8 tiếng sử dụng bộ lọc làm đẹp trên Zoom, bạn sẽ hoảng hốt kiểu ‘Ôi trời, lỗ chân lông trên mặt tôi sao rõ quá’”, cô nói.

Không phải ai cũng có điều kiện thay đổi ngoại hình trên màn hình video. Khi dịch bệnh xuất hiện ở Mỹ, Becky Schwarz (27 tuổi, bang Washington), quản lý hoạt động cho một công ty tư vấn nghề nghiệp và xây dựng thương hiệu cá nhân, được chẩn đoán mắc bệnh lupus.

noi mac cam ngoai hinh anh 4

Nỗi mặc cảm ngoại hình phát triển trong thời điểm dịch bệnh có thể để lại hậu quả lâu dài. Ảnh: Léa Cyrielle.

Bệnh gây ra tình trạng rụng tóc đáng kể, và Schwarz cho biết thuốc steroid của cô còn khiến khuôn mặt sưng lên và trông tròn hơn. Trong khi đó, chứng trầm cảm xuất hiện sau khi được chẩn đoán bệnh khiến cô càng gặp khó khăn trong việc tắm rửa và chăm sóc bản thân.

“Ngoại hình của tôi ngày càng phải chịu đựng những tổn hại lớn. Tình hình càng tệ, tôi càng nhìn chính mình nhiều hơn trên màn hình”, cô chia sẻ.

Để tránh lộ diện, Schwarz nói với mọi người rằng camera của cô bị hỏng hoặc đang nghe máy từ điện thoại.

Nếu không có sự lựa chọn nào khác, cô sẽ treo đồ trang trí lên bức tường đằng sau để đánh lạc hướng ánh nhìn của mọi người, và giữ cho căn phòng càng tối càng tốt. Ngoài ra, Schwarz né tránh các buổi tụ tập trực tuyến nhiều hơn mong muốn.

“Những cuộc gọi online khiến tôi muốn trở nên vô hình, nhưng đồng thời điều đó rất cô đơn. Tôi thực sự không biết phải làm thế nào để tìm ra cách giải quyết khác”, cô chia sẻ.

Khi trở lại với các buổi gặp mặt trực tiếp, Schwarz cho biết chứng lo âu xã hội và mặc cảm ngoại hình của cô đang ở mức cao chưa từng thấy.

“Tôi cực kỳ ghét việc đi ra đường và để mọi người nhìn mình nhiều hơn, kỹ hơn những gì tôi có thể kiểm soát”, cô nói.

Tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ

Đối với một số khác, các cuộc gọi video làm trầm trọng thêm tình trạng mặc cảm ngoại hình sẵn có.

Sam, nhà phân tích dữ liệu 28 tuổi đến từ Toronto (Canada), cho biết từ khoảng 25 tuổi, anh có những suy nghĩ tiêu cực và bế tắc về ngoại hình. Anh không thể ngừng nghĩ về những khiếm khuyết trên khuôn mặt mình.

noi mac cam ngoai hinh anh 5

Phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những lựa chọn phổ biến của những người thường họp video online trong thời điểm dịch bệnh. Ảnh: AFP.

Mỗi lần họp trực tuyến, Sam lại thấy mình “soi gương” qua camera cả ngày. Anh đã thử điều chỉnh góc webcam để che đi những khuyết điểm không tồn tại ấy, nhưng không giúp ích được gì.

Sam cũng thử điều trị chứng mặc cảm ngoại hình, song cuối cùng, anh quyết định đi phẫu thuật thẩm mỹ mũi.

“Trong vài tháng đầu, tôi hài lòng với kết quả thẩm mỹ. Nhưng sau đó, chứng mặc cảm tái phát và tôi lại tìm thấy khiếm khuyết khác trên gương mặt mình. Hiện tôi nằm trong danh sách chờ được trị liệu bởi chuyên gia điều trị chứng mặc cảm này”, anh chia sẻ.

Do khó chịu với ngoại hình của mình trên màn hình, Chad Teixeira, một doanh nhân 25 tuổi đến từ London (Anh), đã đăng ký phẫu thuật thẩm mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3.

Cuộc phẫu thuật kéo dài 10 tiếng, bao gồm hút mỡ và làm nhỏ bụng, đã giúp anh giảm gần 41 kg cân nặng. Nhưng đồng thời, Teixeira bị mất một lượng máu lớn, gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật. Anh phải truyền máu 2 lần kể từ đó.

Mặc dù cảm thấy tự tin hơn trong các cuộc gọi với đồng nghiệp và khách hàng và sức khỏe tinh thần được cải thiện nhờ đã giảm cân, Teixeira cho biết anh sẽ thực hiện cách khác nếu có cơ hội.

“Tôi không nghĩ mình sẽ làm điều gì đột ngột như vậy nếu chẳng bởi nhìn ngắm bản thân suốt ngày trên video. Zoom khiến tôi liều mạng để có thân hình hoàn hảo”, anh chia sẻ.

Bên trong trại giảm cân ở Trung Quốc

Những học viên trong trại giảm cân không chỉ tập luyện để thay đổi ngoại hình mà còn nỗ lực học cách trân trọng bản thân và tự tin hơn.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm