Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi sợ mất việc vì dịch Covid-19 của các CEO

Không chỉ giới nhân viên văn phòng bình thường, các lãnh đạo cấp cao tại doanh nghiệp lớn cũng mang tâm lý sợ bị mất việc trước loạt khó khăn kinh doanh kéo dài vì dịch bệnh.

Khảo sát mới của công ty tư vấn quản lý AlixPartners cho thấy 72% giám đốc điều hành (CEO) lo lắng chuyện mất việc vào năm 2022 vì việc kinh doanh bị gián đoạn, theo Bloomberg.

Khảo sát của AlixPartners thực hiện trên 3.000 người thuộc cấp giám đốc trở lên làm việc trong 10 ngành công nghiệp, một nửa trong số đó có doanh thu hơn 1 tỷ USD trên khắp các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Đông, Châu Á - Thái Bình Dương.

Noi so mat viec vi dich Covid-19 cua cac CEO anh 1

Tỷ lệ các sếp lớn, lãnh đạo doanh nghiệp lớn lo bị sa thải đã tăng đáng kể trong năm qua. Ảnh minh họa: Insider.

Simon Freakley, giám đốc của AlixPartners, đánh giá tỷ lệ CEO sợ mất việc đang ở mức cao ngất ngưởng.

Theo Bloomberg, các sếp lớn luôn lo lắng chuyện mất việc, nhất là ở các công ty đã phát hành cổ phiếu. Song, tỷ lệ trong khảo sát cho thấy nỗi lo đã tăng lên đáng kể trong năm nay, với con số 52% của năm 2020 vốn ở mức cao.

Sự lo lắng tăng đột biến của các CEO trùng với những thay đổi lớn trong bối cảnh kinh doanh kể từ đầu năm 2020 khi các công ty phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động và lạm phát, dịch bệnh kéo dài.

Cuộc khảo sát cho thấy 80% giám đốc điều hành lo lắng tình trạng thiếu lao động liên tục sẽ kéo dài vĩnh viễn, trong khi 77% cho biết các giải pháp giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng không đủ hiệu quả.

Năm 2020, khi dịch bệnh xảy đến, các doanh nghiệp đã trải qua một năm làm ăn khó khăn. 2021 tiếp tục là một năm chật vật để sống sót.

Các lãnh đạo nhận thấy áp lực về phía họ không những không giảm mà còn tăng lên, trong khi đại dịch vẫn chưa kết thúc và cổ đông đòi hỏi công ty phải tăng trưởng. Các CEO bày tỏ lo ngại về hướng đi của doanh nghiệp họ trước những thách thức gần đây.

Noi so mat viec vi dich Covid-19 cua cac CEO anh 2

Jeff Bezos và Jack Dorsey là hai cái tên đáng chú ý rời khỏi vị trí CEO trong năm qua. Ảnh: Yahoo Finance.

"Họ nhận ra các mô hình kinh doanh hoạt động tốt trong những năm qua không còn phù hợp", ông Freakley cho biết thêm nhiều công ty đang gấp rút xây dựng chuỗi cung ứng từ địa phương, khu vực và toàn cầu.

Trong khảo sát, 94% các ông chủ cho rằng mô hình công ty của họ cần các thay đổi lớn trong vòng 3 năm tới.

Thực tế, sự lo lắng mới chỉ ở mức dự báo, chưa hiển thị rõ trên dữ liệu. Tỷ lệ các CEO tại Mỹ ra đi trong tháng 11 vừa qua - dù lý do là bị sa thải hay nghỉ hưu, chuyển sang công việc khác - chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của công ty Challenger, Grey & Christmas.

Riêng lĩnh vực công nghệ là ngoại lệ với tỷ lệ tăng 17%, với hơn 162 sếp lớn trong các công ty hàng đầu nghỉ việc, trong đó 39 người rời khỏi vị trí trong 2 tháng qua. Năm ngoái, số người rời đi là 126 CEO.

Trong năm 2021, những tên tuổi nổi tiếng nhất quyết định rời khỏi vai trò CEO phải kể đến Jeff Bezos và Jack Dorsey. Tỷ phú Jeff Bezos rời ghế điều hành của Amazon hồi tháng 2, trong khi Jack Dorsey từ chức khỏi Twitter vào tháng 11.

Cả hai đều là đồng sáng lập của các công ty tương ứng của họ. Dorsey vẫn là giám đốc điều hành tại một công ty khác của ông, Square Inc.

Nhiều người Seoul dành nửa tháng lương chỉ để trả nợ

Chi phí sinh hoạt, nợ tín dụng, lãi suất vay ngân hàng tăng cao là những lý do khiến các hộ gia đình có thu nhập trung bình sống tại Seoul dành nửa số tiền họ kiếm được để trả nợ.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm