Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Nỗi sợ ô nhiễm, chất thải tại Songkran

Songkran, lễ hội té nước mừng năm mới truyền thống của người Thái Lan, đang vật lộn với những lo ngại về môi trường khi lễ kỷ niệm đang diễn ra.

Động đất vẫn không làm giảm "sức nóng" của Songkran 2025 ở Thái Lan. Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters.

Lễ hội Songkran 2025 mang theo bầu không khí sôi động, rộn ràng chào đón năm mới trên khắp đất nước Thái Lan lại một lần nữa diễn ra ngày 13-15/4.

Sự kiện văn hóa đặc sắc này vừa mang đậm yếu tố tôn giáo, gắn kết gia đình, vừa là dịp để người dân và du khách cùng nhau tham gia vào những trận chiến nước đầy hào hứng tại các thành phố lớn.

Tuy nhiên, quy mô ngày càng lớn của lễ hội cũng làm dấy lên lo ngại về tình trạng lãng phí nước và khó khăn trong xử lý rác thải, The Nation Thailand viết.

Từ nghi lễ truyền thống đến lễ hội đường phố

Vốn là một nghi thức tẩy rửa để cầu may mắn và việc té nước vào người lớn tuổi như lời chúc tốt lành, Songkran ngày nay – đặc biệt tại thủ đô Bangkok – đã trở thành lễ hội té nước quy mô lớn với súng nước, vòi xịt công suất mạnh và những thùng nước khổng lồ. Sự thay đổi này kéo theo lượng nước tiêu thụ tăng mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

Ở khu vực đô thị Bangkok, lượng nước sử dụng trung bình mỗi ngày dao động quanh mức 5,2 triệu mét khối. Nhưng trong dịp lễ Songkran, con số này có thể tăng thêm khoảng 100.000 mét khối mỗi ngày, chủ yếu phục vụ cho các hoạt động té nước.

Dù nhu cầu tăng cao, Trung tâm Điều hành Nước thông minh thuộc Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan (SWOC) khẳng định nguồn nước vẫn được đảm bảo.

Songkran Thai Lan 2025 anh 1

Dòng người đổ về các thành phố lớn tham gia lễ hội té nước ở Thái Lan. Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters.

Tính đến ngày 11/4/2025, tổng lượng nước tích trữ tại các hồ chứa lớn và vừa trên cả nước đạt 46.197 triệu mét khối (tương đương 61% công suất), trong đó có 22.259 triệu mét khối sẵn sàng khai thác. Riêng tại lưu vực sông Chao Phraya - khu vực quan trọng - 4 đập chính có tổng dung tích 14.495 triệu mét khối nước (58% công suất), với 7.799 triệu mét khối có thể sử dụng.

Tổng lượng nước phân bổ trên toàn quốc hiện đạt hơn 26.380 triệu mét khối, tương ứng 90% kế hoạch năm, trong khi sản lượng lúa vụ khô đã đạt 9,99 triệu rai (100% chỉ tiêu), với riêng vùng Chao Phraya đạt 6,35 triệu rai (98%). Một nửa diện tích gieo trồng trên cả nước cũng đã được thu hoạch.

Cục Thủy lợi cam kết hỗ trợ người dân và du khách vui chơi Songkran bằng cách xả nước từ các hồ chứa. Đồng thời khẳng định lượng nước sử dụng trong dịp lễ sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch phân phối nước cho các lĩnh vực khác trong chu kỳ 2024–2025. Cục cũng gửi lời chúc mừng năm mới đến người dân, kêu gọi cộng đồng chơi nước một cách điều độ, có ý thức để tránh tai nạn không đáng có.

Nỗi lo rác thải sau lễ hội

Không chỉ tiêu thụ lượng nước lớn, Songkran còn kéo theo lượng rác thải khổng lồ - trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng. Riêng năm 2024, thủ đô Bangkok đã ghi nhận hơn 51.437 tấn rác chỉ trong vài ngày lễ, tăng 1.000 tấn so với năm trước.

Riêng khu vực phố Tây Khao San đã phát sinh 58 tấn rác, các khu vực lân cận góp thêm 104 tấn. Phần lớn rác là hộp xốp, chai nhựa, thủy tinh và thức ăn thừa - tập trung nhiều nhất ở các khu du lịch đông đúc, nơi khối lượng rác mỗi ngày có thể lên tới 162 tấn chỉ riêng trên phố Khao San.

Songkran Thai Lan 2025 anh 2

Bên cạnh áp lực về nguồn nước, rải thải từ hoạt động du lịch cũng tạo ra thách thức cho Thái Lan. Ảnh: Athit Perawongmetha/Reuters.

Sở Môi trường Bangkok ước tính, tổng lượng rác toàn thành phố trong dịp Songkran có thể đạt đỉnh 10.000 tấn/ngày - đặt ra thách thức không nhỏ trong khâu thu gom và xử lý.

Nhận thấy áp lực môi trường ngày càng gia tăng, nhiều cơ quan và tổ chức đã khởi động các chiến dịch khuyến khích người dân tổ chức Songkran một cách bền vững hơn.

  • Chiến dịch tiết kiệm nước: Nhiều thành phố như Bangkok vận động người dân sử dụng súng nước nhỏ thay vì vòi xịt công suất lớn hay thùng chứa nước cỡ đại.
  • Tái sử dụng nước: Một số khu vực tổ chức lễ hội đã lắp đặt hệ thống xử lý nước tạm thời, thu gom nước đã dùng để phục vụ việc tưới cây, rửa đường.
  • Giáo dục cộng đồng: Trường học và các tổ chức địa phương triển khai chương trình tuyên truyền về tiết kiệm nước và giảm rác trong dịp lễ.
  • Khuyến khích dùng đồ tái sử dụng: Các chiến dịch kêu gọi người dân mang theo bộ đồ ăn cá nhân, đồng thời phân loại rác đúng cách.

Songkran vẫn là một nét văn hóa đặc trưng, được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, lễ hội này cũng cần thích ứng với xu hướng sống xanh, bền vững.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc nâng cao nhận thức và duy trì thói quen tiết kiệm nước, bảo vệ tài nguyên không chỉ trong lễ hội mà cả suốt năm là điều cần thiết - để Songkran tiếp tục là niềm vui của nhiều thế hệ mà không làm tổn hại đến môi trường.

Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?

Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'

Chơi Tết Songkran như người bản địa tại Thái Lan

Dịp Tết Songkran năm nay, nhiều điểm đến tại Thái Lan thu hút du khách với các hoạt động lễ hội đặc sắc, phản ánh nét văn hóa truyền thống và không khí sôi động.

Bỏ túi bí quyết du lịch Thái Lan tiết kiệm chi phí

Thái Lan được nhiều người Việt lựa chọn làm điểm đến đầu tiên để xuất ngoại không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên, ẩm thực đa dạng, nét văn hoá độc đáo mà còn vì chi phí hợp túi tiền.

Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm