Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ bác sĩ với hành trình 16 năm ‘Bảo vệ nụ cười Việt Nam’

Bác sĩ Nguyễn Lang Thanh đã đồng hành cùng “Bảo vệ nụ cười Việt Nam” 16 năm. Chính nhiệt huyết và cái tâm với sức khỏe cộng đồng là động lực để chị gắn bó với hoạt động xã hội này.

- Là người đồng hành cùng một dự án xã hội trong suốt 16 năm, theo chị đâu là chìa khóa giúp cho chương trình kéo dài đến thế?

- Làm công tác xã hội tức là làm việc vì lợi ích của những người hoàn toàn xa lạ, không phải cho bản thân hay gia đình. Nên nếu người tham gia không có đủ “tâm và lửa” sẽ rất dễ nản lòng. Theo tôi, yếu tố then chốt là phải tìm được các cá nhân tâm huyết và nhiệt tình thật sự để cùng đồng hành với dự án.

Bác sĩ Nguyễn Lang Thanh đã đồng hành cùng chương trình “Bảo vệ nụ cười Việt Nam” qua một chặng đường dài.
Bác sĩ Nguyễn Lang Thanh đã đồng hành cùng chương trình “Bảo vệ nụ cười Việt Nam” qua một chặng đường dài.

- Điều gì đã giúp chị giữ được ngọn lửa nhiệt tình và cái tâm dành cho chương trình?

- Có thể do chúng tôi là bác sĩ, hàng ngày đều giúp đỡ người xa lạ, nên cũng dễ giữ lửa hơn. Mỗi khi giúp trẻ em học được những kiến thức chăm sóc răng miệng, tạo lập thói quen đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, tôi cảm thấy bao nhiêu khó khăn, mệt nhọc đều xứng đáng. Có những lúc cũng gặp khó khăn, chẳng hạn như lúc phải truyền tải kiến thức cho trẻ em dân tộc ở miền núi, các bé không nói giỏi tiếng Việt nên phải diễn giải khá vất vả, nhưng thời gian sau quay lại thì mấy em lại… quên hết những gì đã học. Thật sự lúc đó… nản lắm.

Tạo lập thói quen chải răng sáng tối ở trẻ em cần sự nỗ lực từ gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.
Tạo lập thói quen chải răng sáng tối ở trẻ em cần sự nỗ lực từ gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

- Có lúc nào bác sĩ muốn bỏ cuộc, không tiếp tục với hành trình này nữa?

- Chỉ buồn trong giây lát thôi chứ chưa bao giờ tôi muốn bỏ cuộc. Từ kiến thức đến tạo thành thói quen cho các em là cả chặng đường dài; cần kiên nhẫn, liên tục tác động và cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và các đơn vị liên quan tại địa phương. Sau khi chương trình kết thúc, chúng tôi vẫn giữ liên lạc và hỗ trợ các nơi tiếp tục tuyên truyền kiến thức chăm sóc răng miệng đến học sinh và gia đình.

- Sau chừng ấy công sức bỏ ra, điều gì làm bác sĩ cảm thấy việc mình kiên trì như vậy là xứng đáng?

- Mỗi năm khi ngành răng, hàm, mặt Việt Nam chia sẻ báo cáo về sức khỏe răng miệng của trẻ em cả nước, chúng tôi hồi hộp xem kết quả của những địa phương đã đi qua có thay đổi không. Chỉ cần số liệu thể hiện rằng kết quả cải thiện nhờ có một phần đóng góp của mình, với tôi không gì ý nghĩa và ấm lòng hơn thế.

- Cho đến hiện tại, những kết quả nào là đáng tự hào nhất của chương trình “Bảo vệ nụ cười Việt Nam”?

- Nhờ sự hỗ trợ của nhãn hàng P/S cùng các tổ chức liên quan, chúng tôi đã tuyên truyền giáo dục về kiến thức chăm sóc răng miệng, phát bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng, khám và điều trị răng miệng cho hơn 15 triệu người trên 64 tỉnh thành. Trong các năm qua, ý thức chăm sóc răng miệng của trẻ em thành thị đã nâng cao rõ rệt. Ở nông thôn, tuy tỷ lệ còn thấp nhưng vẫn có những bước tiến rất khả quan.

Chương trình đã phổ biến kiến thức chăm sóc răng miệng đến với hơn 15 triệu người trên 64 tỉnh thành.
Chương trình đã phổ biến kiến thức chăm sóc răng miệng đến với hơn 15 triệu người trên 64 tỉnh thành.

Để tham khảo thêm thông tin về hành trình “Bảo vệ nụ cười Việt Nam”, độc giả truy cập vào www.facebook.com/baovenucuoivn.

Giang Minh Nguyệt

Bạn có thể quan tâm