Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ shipper Trung Quốc bị khách 'bom hàng', dọa đánh vì buồn chán

Trải qua ngày tồi tệ, người đàn ông Trung Quốc trút giận bằng cách đặt giao đồ ăn nhưng đưa địa chỉ giả. Khi shipper liên hệ, người này lớn tiếng quát mắng và đánh giá 1 sao.

Vì buồn chán, một người đàn ông ở tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc đã quyết định chơi khăm một nữ shipper giao đồ ăn bằng cách đặt hàng và đưa một địa chỉ không có thật, theo SCMP.

Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng 4. Nữ shipper họ Liu khi giao đồ tới và nhận ra nơi giao hàng được đưa trước đó không chính xác và gọi điện lại để kiểm tra. Sau đó, cô bị người đàn ông đặt hàng chửi mắng, đe dọa hành hung nếu gặp trực tiếp.

Chưa hết, người này tiếp tục đánh giá thấp và đăng những phản hồi tiêu cực về nữ shipper lên trang web của công ty giao hàng.

shipper bi hanh hung anh 1

Sĩ quan cảnh sát Trung Quốc được khen ngợi vì mắng mỏ thẳng mặt người đàn ông có hành vi lừa gạt, xúc phạm nhân viên giao đồ ăn. Ảnh: SCMP.

Về phía Liu, sau khi bị khách hàng lạ mặt vu oan còn bản thân bị lừa, cô quyết định báo cáo sự vụ với chính quyền địa phương, yêu cầu cảnh sát điều tra vụ việc.

Người đàn ông đặt hàng sau đó bị triệu tập đến đồn cảnh sát. Sau khi anh ta khai nhận mục đích của việc đặt rồi "bom" hàng là vì đã có một ngày tồi tệ và muốn tìm ai đó để trút giận, trưởng đồn cảnh sát Sun Chaohong, bắt đầu tức giận và la mắng.

"Anh đã nghĩ cái gì thế? Nhân viên giao đồ ăn đã đủ vất vả rồi, thời tiết dạo này vốn đã nắng nóng, còn họ chỉ kiếm được 3 tệ cho mỗi đơn hàng. Làm ơn đừng làm khó họ thêm", viên cảnh sát nói.

“Anh phải xin lỗi cô ấy và hứa không làm chuyện như vậy nữa. Chúng ta nên cảm thông cho nhau. Cuộc sống mưu sinh vốn đều khó khăn với mọi người", sĩ quan nói thêm.

Liu cho biết cô chấp nhận lời xin lỗi từ người đàn ông và không khiếu nại nữa. Còn hành động của sĩ quan cảnh sát được đông người dùng mạng tại Trung Quốc hoan nghênh.

“Những gì giám đốc sở cảnh sát này nói thật ấm lòng. Mọi công việc đều đáng được người khác tôn trọng", một bình luận cho hay.

shipper bi hanh hung anh 2

Nhiều trường hợp shipper ở Trung Quốc bị khách hàng đối xử với thái độ không coi trọng, dùng lời lẽ khó nghe hoặc thậm chí hành hung. Ảnh minh họa: The Paper.

Những trường hợp shipper đồ ăn bị khách hàng chửi mắng, thậm chí sử dụng bạo lực không hề hiếm gặp ở Trung Quốc.

Năm ngoái, một nữ sinh viên đại học ở miền đông Trung Quốc làm công việc chuyển phát nhanh bán thời gian buộc phải sử dụng cầu thang bộ trong tòa nhà chung cư của khách hàng mặc dù có thang máy.

Cô giao tô mì thịt bò giá 17 nhân dân tệ cho một thực khách. Shipper này gọi điện, nhờ khách chỉ dẫn cách sử dụng thang máy của tòa nhà.

Đáp trả cô, nữ khách hàng cho biết thang máy không phục vụ tài xế giao hàng.

"Cô không xứng đáng đi thang máy, leo thang bộ đi!", người phụ nữ nói qua điện thoại.

Shipper chấp nhận di chuyển bằng cầu thang bộ. Cô đặt phần ăn trước cửa nhà thực khách, sau đó rời đi. Tuy nhiên, ngay sau đó, vị khách hàng gọi điện yêu cầu cô quay trở lại.

Người phụ nữ này cho rằng đơn hàng của mình bị lỗi đóng gói, sau đó thẳng tay ném tô mì xuống sàn khiến nước súp nóng bắn lên người nữ shipper.

Trong một trường hợp khác, một phụ nữ ở An Huy đã mắng mỏ một tài xế giao đồ ăn, gọi người nhân viên này là “chậm phát triển” vì cách họ nói chuyện với cô.

Chồng bị vợ tát liên tiếp trên phố vì dám 'chiến tranh lạnh'

Bất hòa trong lúc dùng bữa tại nhà hàng, người đàn ông không nói chuyện với vợ mình trên đường về. Sự im lặng khiến bạn đời của anh nổi giận, lao vào đánh, tát không ngừng.

Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Năm 1990, hàng loạt công ty mới được thành lập ở Việt Nam, trong đó có nhiều công ty tập trung sản xuất cà phê trên quy mô lớn. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm