Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nữ thần đồng Trung Quốc đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đặc biệt

Đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi tuyển sinh đại học khốc liệt khi mới 14 tuổi, Hà Bích Ngọc trở thành cái tên được truyền thông săn đón, ngưỡng mộ.

Hà Bích Ngọc mong muốn chinh phục đỉnh cao tri thức. Ảnh: Baidu.

Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc (gaokao) được mệnh danh là một trong những cuộc thi khốc liệt nhất thế giới. Để đạt điểm vừa đủ đỗ vào đại học đã là điều khó khăn, hiếm thí sinh nào mơ đến việc đạt điểm tuyệt đối tại kỳ thi này.

Thế nhưng Hà Bích Ngọc (SN 1985) lại làm được điều đó. Cô gây chấn động truyền thông vì xuất sắc đạt điểm tuyệt đối 750. Đây là điều đặc biệt vì trước Bích Ngọc, chưa ai làm được điều này.

750/750 - Điểm số chưa từng xuất hiện trong lịch sử

Sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học ở Hà Nam, Trung Quốc nên từ nhỏ Bích Ngọc đã được tiếp cận với nhiều sách vở, kiến thức.

Khi các bạn cùng trang lứa còn đang tập nói, Bích Ngọc đã thuộc lòng một số bài thơ. Bố mẹ cô luôn quan niệm để con học tập và phát triển tự nhiên, không gò bó con trong 4 bức tường. Bởi vậy từ năm 3 tuổi, Bích Ngọc đã được bố mẹ cho đi thăm thú khắp nơi và tiếp thu tri thức thông qua trải nghiệm thực thế. Điều này giúp cô phát huy trí thông minh, tưởng tượng của mình.

Bên cạnh việc tìm hiểu các kiến thức, Bích Ngọc được chú trọng rèn luyện nhiều kỹ năng như múa, hát. Nhờ được bồi dưỡng ở nhiều khía cạnh, cô trở thành đứa trẻ xuất sắc, vượt trội hơn hẳn so với bạn bè cùng lớp.

than dong trung quoc anh 1

Hà Bích Ngọc được mệnh danh là thần đồng. Ảnh: Baidu.

Lên 10 tuổi, Bích Ngọc thi đỗ vào trường Trung học Tân Hương số 1 của tỉnh Hà Nam, ngôi trường chỉ dành cho những học sinh có năng lực phi thường. Dù nhỏ tuổi nhưng cô đủ điểm để vào lớp thần đồng.

Năm 1999, Hà Bích Ngọc đăng ký thi đại học lần đầu tiên. Nữ sinh háo hức thi vào lớp cơ sở của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc nhưng không may mắn.

Không bỏ cuộc, 1 năm sau, cô quyết tâm thi lại. Lần này, Bích Ngọc khiến cả nước kinh ngạc vì đạt điểm 750 tuyệt đối, cao nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc. Số điểm này đã đưa Bích Ngọc đến Đại học Thanh Hoa danh giá.

Quyết định gây tranh cãi

Sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, Bích Ngọc được giữ lại để tiếp học và nghiên cứu với những chính sách hấp dẫn. Dù vậy, cô gái quê Hà Nam lại mong muốn được du học để khám phá những lĩnh vực mới mẻ.

Năm 18 tuổi, Bích Ngọc đến Đại học Washington (Mỹ) để học cao học. Cô gái Trung Quốc từng bước chinh phục các tấm bằng danh giá. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Bích Ngọc không về nước. Điều này khiến dư luận Trung Quốc sục sôi.

Thời điểm Bích Ngọc tuyên bố tiếp tục ở lại Mỹ để nghiên cứu khoa học, nhiều người đã "khui" lại một cuộc phỏng vấn từ thời đại học của cô. Cô từng nói muốn ra nước ngoài học thêm ngành mới để tương lai có thể phục vụ và cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

Vì lời hứa đó, người dân Trung Quốc đã tưởng sau khi hoàn thành cao học, cô sẽ trở về làm việc tại quê nhà. Không ngờ sau nhiều năm du học, Bích Ngọc thay đổi quyết định khiến nhiều người thất vọng.

Năm 2016, Bích Ngọc trở thành trợ lý giáo sư tại trường Y Đại học New York. Câu chuyện của nữ thần đồng đã trở thành cuộc tranh luận trên mạng xã hội.

Bên cạnh những lời trách móc, nhiều người đã lên tiếng bênh vực cô. Họ cho rằng việc theo đuổi đam mê không có gì sai, Bích Ngọc ở lại Mỹ với lý do học tập là chính đáng bởi khát khao nâng cao tri thức không phải điều tội lỗi đáng bị lên án. Một số người bình luận việc Bích Ngọc cống hiến cho sự phát triển chung của thế giới cũng có thể coi là cô đóng góp cho Trung Quốc.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Giáo sư đứng sau vệ tinh và siêu máy tính lượng tử nhanh nhất thế giới

Đứng sau thành công của vệ tinh lượng tử đầu tiên thế giới, GS Phiên Kiến Vĩ là nhà khoa học duy nhất Trung Quốc trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Anh.

https://vtcnews.vn/nu-than-dong-trung-quoc-dat-diem-tuyet-doi-trong-ky-thi-dac-biet-ar904127.html

Hiểu Lam / VTC News

Bạn có thể quan tâm