1. Sam biển ăn được có đặc điểm thế nào?
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), sam biển là động vật giáp xác thân mềm, sống ở biển, tên khoa học là Tachypleus tridentatus. Người ta thường khai thác, tiêu thụ sam biển làm thực phẩm. Loài vật này có hình thù lạ mắt, vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, dưới bụng có 8 chân càng nhỏ, bơi rất chậm và bò như cua. Đặc điểm của loài sam là luôn đi đôi với nhau. Ảnh: Haisantuoisachbienhoa. |
2. Có thể dựa vào đâu để phân biệt so biển cực độc với sam biển ăn được?
So biển tên khoa học là Carcinoscorpius rotundicauda, có chứa độc tố tetrodotoxin gây tử vong cao, rất khó phân biệt với sam biển vì hình dáng rất giống nhau. Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc, tử vong vì ăn nhầm so biển. Theo một số tài liệu cùng khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, so biển có kích thước nhỏ hơn (trọng lượng dưới 1 kg), lại không đi thành từng cặp như sam biển. Ngoài ra, dễ nhận biết hơn cả chính là đuôi của chúng. Đuôi so biển không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang có dạng hình trứng hay tròn, còn đuôi sam biển có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác. Ảnh: Bernard Dupont. |
3. Đâu là một loài bạch tuộc độc có thể phân biệt với các loài mực, bạch tuộc thường thấy khác?
Bạch tuộc đốm xanh, cũng có người gọi là mực đốm xanh, mực tuộc đốm xanh... trên thân có những nốt đốm màu xanh đặc trưng, nên từ đó gọi thành tên. Bạch tuộc này có 8 vòi, màu sắc có thể thay đổi theo điều kiện môi trường, có chứa chất độc với độc tính cao. Theo các tài liệu y tế, bệnh nhân bị ngộ độc có thể qua đường ăn uống hoặc đường da (do bạch tuộc cắn). Do đó, người ta khuyến cáo không nên tiếp xúc hay sử dụng chúng làm thực phẩm, vì đã có trường hợp tử vong từ nguyên nhân trên. Ảnh: Sức khỏe và đời sống. |
4. Đặc điểm nhận diện loài cua mặt quỷ ở một số vùng biển nước ta, có thể gây tử vong khi ăn phải, là gì?
Theo các tài liệu sinh vật và y tế, cua mặt quỷ có tên khoa học là Zosimus aeneus, sống nhiều ở các rạn san hô. Cua to bằng nửa bàn tay người lớn, có hình thù kỳ lạ với nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ, có lông, cho thấy nhiều màu sắc bắt mắt khi ở dưới rạn. Cua mặt quỷ chứa độc tố saxitonin trong thịt, trứng, nhất là thịt càng và chân, có thể gây tử vong nếu ăn phải. Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp chết người vì ăn cua này. Ảnh: Suckhoecongdong. |
5. Đặc điểm quan trọng để nhận biết và phân biệt cá nóc với các loài cá khác là gì?
Theo tư liệu của Viện Nghiên cứu Hải sản, đặc điểm quan trọng để nhận biết và phân biệt cá nóc với các loài cá khác là chúng không có vây bụng, đồng thời các vây đều không có gai cứng. Tài liệu truyền thông của Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết độc tố cá nóc (tetrodotoxin) có nhiều trong buồng trứng, gan, mật, máu, mang, da... cá. Người ta chỉ ăn 10 gram thịt cá nóc có độc tố là có thể bị ngộ độc, thậm chí tử vong. Ảnh: Tepbac. |
6. Độc tố chính của nấm độc tán trắng, mà nhiều người thường nhầm lẫn với các loại nấm ăn được, là gì?
Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, nấm độc tán trắng tên khoa học là Amanita verna, thường mọc ở những khu vực ven rừng vầu, tre, trúc, cọ tại các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ... Độc tố chính trong nấm độc tán trắng là các amanitin (amatoxin) có độc tính cao, chỉ cần ăn một cây nấm cũng có thể bị tử vong. Mũ nấm màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non có đầu tròn hình trứng, khi trưởng thành xòe phẳng, phiến nấm, cuống nấm cũng màu trắng, chân cuống phình dạng củ, có bao gốc hình đài hoa... Ảnh: Cục An toàn thực phẩm. |
7. Khi nấu ăn cần phân biệt dọc mùng (bạc hà) với loài cây nào sau đây để tránh bị ngứa độc?
Cây ráy trông rất giống dọc mùng (bạc hà), thường bị nhiều người nhầm lẫn khi nấu canh, nấu lẩu... Theo các tài liệu sinh vật và y tế, hàm lượng sapotoxin có trong cây ráy là nguyên nhân gây nên triệu chứng tê môi, lưỡi, cứng hàm... khi ăn phải. Nhìn chung, tương đối khó phân biệt cây ráy với dọc mùng, song có thể nhận biết qua một vài đặc điểm như thân bò rồi đứng thẳng so với thân đứng thẳng, cuống lá xanh lục, không có phấn trắng so với cuống lá xanh lục nhạt, thường có phấn trắng, phần trước cuống lá hình trứng tới gần hình tam giác so với phần trước cuống lá hình trứng rộng... Ảnh: Thuocdantoc. |