Cách đây 100 năm, vào ngày 26/12/1919, huyện Bình Liêu được thành lập. Nhằm ôn lại truyền thống hào hùng, chính quyền và nhân dân Bình Liêu tổ chức “Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, 70 năm ngày giải phóng huyện Bình Liêu và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất”. Chương trình diễn ra vào 20h ngày 20/12 tại Quảng trường 25/12, huyện Bình Liêu.
Dưới đây là diễn biến sự kiện:
-
-
Qua 100 năm hình thành, xây dựng và phát triển, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, Bình Liêu vẫn luôn khát vọng vươn lên, trở thành vùng văn hóa du lịch, đểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm.
Trong chặng đường tiếp theo, huyện xác định sẽ tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ và đồng bộ, huy động mọi nguồn lực xây dựng huyện Bình Liêu ngày một phát triển.
Để thực hiện mục tiêu này, Bình Liêu dự định tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong đó, phát triển các ngành dịch vụ, du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tiếp tục là định hướng quan trọng mà huyện đã xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
-
Màn pháo hoa kết chương trình tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho cả đêm hội. Trong hơn 15 phút, hàng nghìn người dân Bình Liêu đã được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ bất ngờ, ấn tượng đến vỡ oà trong sự vui mừng và đầy ắp tự hào về quê hương, đất nước.
-
Chương III - Bình Liêu khát vọng tương lai bắt đầu với ca khúc cùng tên, nhắc lại 100 lịch sử hào hùng của mảnh đất phía đông bắc Quảng Ninh. 100 năm đi qua là 100 năm người Bình Liêu dựng nên những kết quả rất đáng tự hào trên mọi lĩnh vực.
Sáng tác của Nguyễn Thành Long, Vũ Việt Hồng cùng sự tham gia của hơn 150 diễn viên địa phương như nói lên khát vọng đưa Bình Liêu thành điểm sáng của vùng đông bắc Tổ quốc - nơi giàu bản sắc văn hóa, dung dị, vị tha, trữ tình, thông minh sáng tạo. Những phẩm chất quý báu đó chính là bệ phóng cho “khát vọng tương lai" để Bình Liêu tiếp tục nối dài trang sử mới.
-
-
Khép lại điệu dao duyên Soóng Cọ của người Sán Chỉ, chương trình nghệ thuật tiếp tục đưa khán giả đến với những nền văn hoá đặc sắc khác của đồng bào thiểu số Dao Thanh Phán qua màn múa Sắc đỏ của rừng, để rồi lại say sưa kể về một vùng đất Bình Liêu với cảnh sắc thiên nhiên biến chuyển từ mùa này sang mùa khác qua các ca khúc: Dòng thác hẹn hò, Bình Liêu mùa hoa lau, Sắc đỏ của rừng, Mùa hoa sở...
-
Không chỉ nổi tiếng với điệu hát then của người Tày, Bình Liêu còn đặc sắc với hội hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ. Hát Soóng Cọ bắt nguồn từ câu truyện truyền thuyết về một vị nữ thần thi ca được lưu truyền trong cộng đồng người Sán Chỉ với nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Những câu hát giao duyên cũng vì thế mà từ bao đời nay đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc; là sản phẩm tinh thần, là niềm vui, niềm tự hào của người Sán Chỉ huyện Bình Liêu. Món ăn tinh thần không thể thiếu của người Sán Chỉ này còn là “sợi dây” gắt kết, hòa quyện với bản sắc của người Tày, người Dao... tạo nên nền văn hóa đa dạng, mang đậm bản sắc của mảnh đất Bình Liêu.
-
Bước đến chương II - Sắc màu các dân tộc Bình Liêu, tất cả như lắng xuống để đắm mình trong tiết mục hát múa Then cổ “Khảm hài”. 30 thiếu nữ dân tộc vừa ca, vừa múa, vừa gảy đàn tạo nên một hình ảnh choáng ngợp, tạo ấn tượng mạnh cả về thị giác và thính giác.
Hát then là nét văn hoá đặc sắc của người dân tộc Tày (chiếm hơn 50% dân số Bình Liêu). Lẩu then của người Tày ở Bình Liêu là nơi tích hợp nhiều nghi lễ như cầu bình an, may mắn, chữa bệnh, giải hạn, trừ hiểm hoạ, cầu phúc lộc, nghi lễ cấp sắc...
-
Xuyên suốt chuyện kể 100 năm thành lập và phát triển huyện là hàng loạt tiết mục văn nghệ đan xen đến từ các nam thanh, nữ tú khắp các thôn bản như tiết mục múa hát Tự hào Bình Liêu quê hương ta hay ca khúc Lời Người vọng vang...
-
Chương I của chương trình nghệ thuật với tên gọi Tự hào quê hương Bình Liêu mở màn bằng tiết mục múa “Ngược dòng lịch sử”. Trên nền nhạc hào hùng khi trầm khi bổng, bài múa kể lại câu chuyện lịch sử của Bình Liêu từ những ngày đầu tiên thành lập, đồng hành cùng cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, cho tới ngày giải phóng và chung tay xây dựng quê hương.
-
Chương trình nghệ thuật “Bình Liêu - Niềm tự hào và khát vọng vươn lên”
Không chỉ được biết đến là vùng đất sơn thủy hữu tình với vẻ đẹp thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, huyện đông bắc Quảng Ninh còn tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bởi vậy, đến Bình Liêu cũng là ghé thăm miền văn hoá đặc sắc hiếm nơi nào có được. Và hôm nay, trong sự kiện kỷ niệm 100 năm thành lập huyện, những mảnh ghép văn hoá ấy lần lượt được tái hiện trên sân khấu trong chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề “Bình Liêu - Niềm tự hào và khát vọng vươn lên”.
-
Em Trần Phương Thuỳ (17 tuổi) cũng không giấu được sự hào hứng khi tham gia sự kiện: “Em có mặt ở đây từ 18h30 vì biết tối nay sẽ có kỷ niệm 100 năm thành lập Bình Liêu. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này, em đã chứng kiến rất nhiều sự đổi khác của nơi đây. Em yêu quê hương mình không chỉ vì con người nơi đây mộc mạc, chân phương, mà còn bởi Bình Liêu sở hữu rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng như thác Khe vằn, sống lưng khủng long, thác Khe tiền...”.
-
Ngoài thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, những năm gần đây, Bình Liêu còn nổi lên như một điểm sáng trên bản đồ du lịch vùng đông bắc nước ta. Sống lưng khủng long, hàng cỏ lau dịu dàng khi thu tới hay những triền đồi phủ trắng màu hoa sở lúc đông về... đã biến vùng đất này thành thiên đường cho mọi lữ khách. -
Ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh lên phát biểu, ghi nhận, biểu dương, đánh giá, chúc mừng những thành tựu và công hiến to lớn trong công cuộc dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của huyện Bình Liêu suốt 100 năm qua.
-
Cùng với Hoàng Thị Trà, hàng nghìn người dân Bình Liêu đang hướng mắt lên sân khấu để chứng kiến khoảnh khắc quan trọng và thiêng liêng của huyện.
-
-
Em Hoàng Thị Trà (17 tuổi, trường THPT Bình Liêu) là một trong các đại biểu, đại diện cho thế hệ trẻ của huyện tới tham dự sự kiện: “Em đến sự kiện hôm nay với tư cách đại diện cho các học sinh tiêu biểu. Là một người con của Bình Liêu, em rất tự hào khi huyện mình đã tròn 100 tuổi. Tham dự sự kiện, ngoài cảm giác vui mừng còn là sự hồi hộp nữa. Trong tương lai, em hy vọng mình sẽ học tập tốt và có thể quay lại mảnh đất quê hương, để trở thành một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu nét đẹp của mảnh đất này đến mọi người và cống hiến cho Bình Liêu nhiều hơn”.
-
Bình Liêu được trao tặng hơn 627 huân huy chương
Trên sân khấu, ông Hoàng Ngọc Ngò - Phó chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, đọc quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước. Ngoài giải thưởng cao quý này, các tập thể và cá nhân huyện Bình Liêu còn được trao tặng 627 huân huy chương khác cho những thành tựu đã đạt được. Đây là động lực để huyện nỗ lực vươn lên hơn nữa trong tương lai.
-
Trải qua 100 năm xây dựng và phát triển, huyện Bình Liêu đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và huyện Bình Liêu nói riêng.
Ghi nhận những thành tựu quan trọng đó. Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho nhân dân và cán bộ huyện Bình Liêu.
-
Sau tiết mục mở màn, hàng nghìn người tham dự sự kiện cùng làm lễ chào cờ trước khi bắt đầu phần lễ.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh - Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu, phát biểu: “Bình Liêu là huyện vùng cao ở tây bắc Quảng Ninh. Trong suốt chiều dài 100 năm, huyện đã trở thành địa phương giàu văn hoá. Người Bình Liêu anh dũng trong chiến đấu, chăm chỉ trong làm ăn. Với sự nỗ lực ko ngừng, huyện đã và đang vươn mình mạnh mẽ. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13%. Ngành công nghiệp tỉnh được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển. Nông nghiệp phât triển theo hướng kinh tế hàng hoá, đã có 3/7 xã đạt nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hoá xã hội, giáo dục - đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 87%. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự được đảm bảo".
-
Bác Hoàng Thị Niên (57 tuổi, dân tộc Tày) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự sự kiện lớn thế này. Trước đây, ở Bình Liêu vất vả, củ khoai củ sắn trồng ra bao nhiêu cũng mang cho bộ đội. Giờ ăn sung mặc sướng, nhìn quê hương đổi khác, tôi vui lắm rồi”.
-
Buổi lễ chính thức bắt đầu
Mở màn là tiết mục Bình Liêu sắc màu ngày mới, với hơn 30 vũ công biểu diễn trên nền nhạc hợp xướng từ 20 ca sĩ. Các vũ công khoác trên mình trang phục rực rỡ sắc màu, đại diện cho tất cả dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện Bình Liêu, tất cả quyện hoà trong từng giai điệu và động tác nhịp nhàng, biểu trưng cho tình thần gắn kết của người dân nơi đây.
-
Tới dự sự kiện, ngoài hàng nghìn người dân Bình Liêu còn có sự góp mặt của đại diện nhiều bộ, ban, ngành cùng các đồng chí lãnh đạo đến từ 14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và đại diện lãnh đạo một số huyện, thị xã ngoài tỉnh Quảng Ninh kết nghĩa với huyện Bình Liêu.
-
Quảng trường 25/12 chật kín người
Chưa đến giờ diễn ra sự kiện, nhưng từ 19h, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu đã chật kín người dân và khách mời. Chưa bao giờ, tại mảnh đất nhỏ bé này lại diễn ra một buổi lễ mang nhiều ý nghĩa như thế: Kỷ niệm 100 năm thành lập thị trấn. Từng hàng ghế được xếp đều nhau, không thừa một chỗ trống, nhưng mọi người đều đảm bảo sự trật tự và kỷ luật. Tất cả đều đang mong chờ một lễ kỷ niệm nhiều cảm xúc sẽ diễn ra trong vài phút nữa.
Bình luận