Theo Telegraph, các nhà khoa học Italy vừa phát hiện dấu vết được cho là của ca mắc Covid-19 đầu tiên ở châu Âu. Kết quả này có thể sẽ khiến các quốc gia phương Tây nhìn nhận lại bệnh nhân số 0 tại đây.
Nghiên cứu mới từ các nhà khoa học thuộc Đại học Bang Milan, được công bố trên tạp chí Emerging Infectious Diseases.
Họ cho rằng một cậu bé 4 tuổi người Italy đã mắc Covid-19 vào tháng 11/2019. Những thông tin trước đó về đại dịch mới ghi nhận Covid-19 bùng phát tại đây vào cuối tháng 2.
Nếu phát hiện của các nhà khoa học Italy là đúng, virus SARS-CoV-2, bằng cách nào đó, xâm nhập và bí mật lây lan bệnh cho những công dân nước này sớm hơn thông tin đã được ghi nhận.
Hình ảnh một y tá người Italy kiệt sức khi chống chọi với đợt dịch Covid-19 đầu tiên tại châu Âu. Ảnh: Telegraph. |
Về cơ bản, kết quả trên có thể thay đổi hiểu biết về nguồn gốc và thời điểm virus xâm nhập vào châu Âu. Trước đó, giới khoa học vẫn cho rằng ca mắc Covid-19 đầu tiên tại châu Âu là một người Pháp 43 tuổi đến từ Paris, được phát hiện ngày 21/2, bị ốm từ cuối tháng 12/2019. Ông được ghi nhận mắc Covid-19 tại Bắc Codogno, Italy. Italy cũng là quốc gia đầu tiên tại châu Âu có ca nhiễm SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Phát hiện này có tầm quan trọng bởi nó mở rộng kiến thức của chúng tôi về thời gian và bản đồ lây truyền SARS-CoV-2. Điều này giúp giải thích ít nhất một phần tác động và diễn biến nhanh chóng của đợt Covid-19 đầu tiên tại Lombardy”.
Người được cho là “bệnh nhân số 0” trong nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học bang Milan là cư dân ở vùng Lombardy, có triệu chứng giống cúm, phát ban vào ngày 21/11/2019. Ban đầu, các bác sĩ cho rằng cậu bé bị sởi.
Bệnh nhi cũng không đi du lịch nước ngoài trong thời gian trước và trong khi khởi phát triệu chứng. Tuy nhiên, miếng gạc mẫu hầu họng của bệnh nhân này được phân tích vào tháng 12 và phát hiện sự hiện diện của virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, các nhà khoa học cho rằng đây mới là “bệnh nhân số 0” thực sự của Italy, không phải người đàn ông trung niên đến từ Bắc Codogno.
Miếng gạc là một trong 39 mẫu được các nhà nghiên cứu thu thập để nghiên cứu sau khi nhận thấy nhiều bệnh nhân có triệu chứng giống sởi nhưng diễn tiến bệnh khác thường.
Tháng trước, một nghiên cứu cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể đã xâm nhập vào Italy sớm nhất vào tháng 9 năm ngoái. Nghiên cứu khác tìm ra dấu vết của virus trong mẫu nước thải chưa qua xử lý ở Milan và Turin vào tháng 12/2019.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.