Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phạt nặng học sinh đi xe phân khối lớn

Từ ngày 1-9, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công an Hà Nội tổng kiểm tra các trường học trên địa bàn thành phố, xử lý các trường hợp học sinh chưa đủ điều kiện đi xe máy và sẽ tạm giữ phương tiện ba tháng.

Phạt nặng học sinh đi xe phân khối lớn

Từ ngày 1-9, Bộ GD-ĐT phối hợp với Công an Hà Nội tổng kiểm tra các trường học trên địa bàn thành phố, xử lý các trường hợp học sinh chưa đủ điều kiện đi xe máy và sẽ tạm giữ phương tiện ba tháng.

Phạt nặng học sinh đi xe phân khối lớn

Nhiều lý do để... con đi xe máy

Khi biết nhà trường sẽ phối hợp với công an cấm học sinh đi học bằng xe máy, không ít phụ huynh đã phản ứng. Chị Hiền ở Cầu Giấy nói: "Con tôi học lớp 12 rồi. Cháu không đi được ôtô. Nhà thì xa, đi xe đạp bao giờ mới tới trường?". Một phụ huynh học sinh Trường Nguyễn Trãi cho rằng việc cấm học sinh đi xe máy là không thực tế. Các em đi học xa nhà, lại phải "chạy sô” học thêm, nếu không sử dụng xe máy sẽ rất bất tiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít gia đình cho con đi xe máy chỉ vì "cho bằng bạn, bằng bè”.

Khi hỏi các em về việc không được đi xe máy, không ít em tỏ ra bức xúc hoặc rất thờ ơ với lệnh cấm này. Một học sinh Trường THPT Chu Văn An nói: "Lo gì hả chị. Mấy hôm rồi đâu lại vào đấy thôi".

Chuyện học sinh vi vu trên đường với những chiếc xe phân khối lớn có một phần lỗi ở các em, nhưng cũng do chính những bậc phụ huynh đã gián tiếp "tiếp tay" bằng cách chiều theo ý thích của con em mình. Luật qui định công dân chưa đủ 18 tuổi, không có bằng lái không được điều khiển xe phân khối lớn tham gia giao thông. Nhưng thực tế, không ít học sinh THPT, cá biệt có cả học sinh THCS vẫn đi xe phân khối lớn như SH, Dylan, Vespa...

Làm triệt để

Thầy Nguyễn Thanh Sơn, hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, cho biết: "Trước hết cần tuyên truyền để các em nhận thức được vấn đề. Tổ chức cho học sinh và gia đình ký cam kết an toàn giao thông, điều tra số lượng học sinh đi xe máy, vận động từng em... Ngoài ra, sẽ kết hợp với công an phường tổ chức giám sát học sinh tại cổng trường và các hộ gia đình trông giữ xe xung quanh, không để các em gửi xe, học sinh nào vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật".

Đối với Trường THPT Nguyễn Trãi, nhà trường đã tập trung học sinh vào ngày 29-8 để nhắc nhở các em không đi xe máy tới trường và đề ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc. "Đối với học sinh vi phạm, lần đầu tiên nhà trường sẽ cảnh cáo, lần thứ hai viết kiểm điểm và mời phụ huynh đến để giao học sinh về nghỉ học hai ngày. Còn nếu vẫn tiếp tục, nhà trường sẽ xem xét hạ hạnh kiểm hay đình chỉ học tập" - thầy Kiều Trung Tiến, hiệu trưởng Trường Nguyễn Trãi, cho biết.

Một lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội từng lên tiếng sẽ xử lý triệt để việc học sinh đi xe máy đến trường. Thậm chí khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng này vào cuối tháng 4-2007 nhưng không thành công. Nhiều ý kiến cho rằng để thực hiện triệt để việc này, ngoài sự xử lý nghiêm minh của pháp luật, áp dụng các chế tài phạt, giam xe như Hà Nội đang làm, quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi phụ huynh học sinh cùng chính các em và sự quan tâm của nhà trường.

Theo Tuổi Trẻ

Theo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm