Khoảng 7h30, anh Long (quận Gò Vấp) ghé mua đồ ăn sáng tại một quầy hàng trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Chiêm (Quận 1). Đây là địa điểm mua đồ ăn của anh nhiều năm qua. |
Nơi này cũng là địa điểm yêu thích của giới văn phòng vì đồ ăn thức uống ngon, giá cả bình dân dù ở ngay trung tâm đắt đỏ. Phố Nguyễn Văn Chiêm là tuyến phố hàng rong hợp pháp đầu tiên ở TP.HCM, hoạt động từ năm 2017. |
Có hơn 20 quầy hàng kinh doanh tại đây với các món ăn đường phố đa dạng như bún bò, bánh canh, hủ tiếu, gỏi cuốn, nước giải khát… Mức giá khá “mềm”, chỉ 25.000 - 45.000 đồng/hộp cơm, tô bún. |
Đa phần các món ăn được các chủ hàng chế biến sẵn từ nhà và làm nóng tại gian hàng trước khi bán cho khách. “Trung bình mỗi sáng tôi bán hơn 10kg bánh canh, phần lớn hàng khách mua mang đi", bà Lê Thị Lan chia sẻ. |
“Khi chưa bán ở đây thì tôi bán dạo khắp nơi, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị đuổi. 6 năm chuyển về đây, cuộc sống đỡ vất vả hơn, lượng khách rất ổn định, đa phần là khách quen làm việc tại các văn phòng gần đây", bà Điệp Thị Thu (Quận 1) chia sẻ. |
Các dãy bàn nhỏ kê sau các gian hàng chật kín khách ngồi ăn vào buổi trưa. Thời gian bán hàng được chia thành 2 ca ăn sáng và ăn trưa, trong đó, ca sáng từ 6h - 10h30 và ca chiều từ 10h30 - 15h. |
Anh Nguyễn Hoàng Hiếu (Đồng Nai) là khách quen tại khu phố này. “Ở đây mỗi gian bán mỗi món khác nhau mà có gian còn thay đổi thực đơn theo ngày nên không sợ bị chán. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, những bữa trưa chỉ mấy chục nghìn giúp tiết kiệm chi tiêu rất nhiều. Hơn hết những món đồ ăn gợi sự thân thuộc như ở quê tôi”, Anh Hiếu chia sẻ thêm. |
Gian hàng bún cá của chị Thảo nhận thêm đến cả trăm đơn hàng giao đi mỗi trưa. |
Bữa trưa của các nhân văn văn phòng tại khu quận 1 xa xỉ đã không còn là vấn đề khó khi có khu hàng rong ở đường Nguyễn Văn Chiêm này. |
Đường Nguyễn Văn Chiêm dài khoảng 200 m, với vị trí cực kỳ đắc địa khi nằm cạnh Diamond Plaza, đường Hai Bà Trưng và đường Phạm Ngọc Thạch. |
Vị trí của cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới
Theo sách Bản đồ thế giới cà phê của James Hoffmann, sản lượng cà phê lớn ở Việt Nam từ thập niên 1990 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê Việt Nam tăng gấp đôi trong giai đoạn 1996-2000, tác động lớn đến giá cà phê thế giới. Đến nay, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Dù vậy, tác giả James Hoffmann cho rằng chất không đi với lượng ở thị trường tiềm năng này.