Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó thủ tướng: 'Bỏ biên chế giáo viên chỉ là đề xuất của Bộ GD&ĐT'

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 15/6, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định việc bỏ biên chế giáo viên mới chỉ là đề xuất của Bộ GD&ĐT chứ chưa quyết định.

Phó thủ tướng nói về đề xuất bỏ biên chế giáo viên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết bỏ biên chế giáo viên mới chỉ là đề xuất của Bộ GD&ĐT.

Gần đây, ý kiến bỏ biên chế trong ngành giáo dục nhận được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là cộng đồng giáo viên. Nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề cập vấn đề gây tranh cãi này.

Tại phiên chất vấn ngày 15/6, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (tỉnh Kiên Giang) một lần nữa nhắc đến việc chuyển biên chế giáo viên thành hợp đồng đang khiến nhiều người hoang mang, dù Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã giải trình trước đó.

Bà mong muốn Phó thủ tướng cho biết quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề này để trấn an tinh thần cử tri ngành giáo dục.

bo bien che giao vien anh 1
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé đặt câu hỏi về vấn đề bỏ biên chế giáo viên. Ảnh cắt từ clip.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Kim Bé, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định Bộ GD&ĐT đề xuất bỏ biên chế và ký hợp đồng với viên chức nhằm đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tạo điều kiện để đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ cho người dân.

Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan chủ trương, pháp luật như luật công chức, viên chức và chính sách đối với viên chức, người lao động, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Theo mong muốn, công chức trở thành những người tác nghiệp chuyên nghiệp trong bộ máy công quyền. Viên chức hoạt động trong cơ quan sự nghiệp và thực hiện theo chế độ hợp đồng.

"Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ, còn đề xuất của Bộ GD&ĐT mới chỉ là ý kiến đề xuất chứ chưa phải quyết định", Phó thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định.

Ông cho biết thêm Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để trình tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10.

Trước đó, tại phiên chất vấn ngày 9/6, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng nhiều giáo viên có tâm lý vào biên chế để ổn định nên thiếu động lực phát triển, dẫn đến chất lượng giáo dục không cao.

Bộ GD&ĐT đặt ra vấn đề nghiên cứu, đề xuất thí điểm việc chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động, trước hết, thí điểm ở trường đại học và một số trường THPT có điều kiện, sau đó từng bước rút kinh nghiệm, nhân rộng.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, theo Nghị quyết 29, bộ kiên quyết đưa ra khỏi ngành những giáo viên không đạt yêu cầu mới.

Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT: ‘Bỏ biên chế là đề xuất nguy hại và vô bổ’

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, cho rằng bỏ biên chế là đề xuất nguy hại, không làm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngày 16/5, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri tại Bình Định, sẽ thí điểm bỏ biên chế trong ngành giáo dục, được xã hội quan tâm.

Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà theo chế độ hợp đồng có vào - ra. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

Mặc dù chưa đi vào triển khai, thông tin Bộ trưởng GD&ĐT đưa ra được giáo viên trên cả nước tiếp nhận với tâm lý lo lắng. 

Trước nhiều ý kiến phản đối, chiều 6/6, tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ GD&ĐT sẽ đề xuất thí điểm chuyển giáo viên viên chức sang hợp đồng lao động với một số trường đại học và trung học phổ thông đủ điều kiện.

Bộ GD&ĐT chưa xem xét thí điểm đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và những nơi chưa đảm bảo các điều kiện, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, xa, biên giới.

Bỏ biên chế ở trường đại học: Người tài sẽ đi hết

TS Vũ Thu Hương cho biết sau 20 năm giảng dạy ở đại học, lương của bà là 7 triệu đồng/tháng. Nhiều giảng viên lương thấp nhưng vẫn ở lại trường vì biên chế.


Nguyễn Sương

Video: VTV

Bạn có thể quan tâm