Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phụ nữ sinh con to so với tuổi thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu, thai phụ không mắc đái tháo đường thai kỳ nhưng lại sinh con to so với tuổi thai có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người có con tăng trưởng bình thường.

Không chỉ người mẹ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường ở trẻ to so với tuổi thai cũng tăng. Ảnh: Pexels.

Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Mỹ cho thấy những người mẹ sinh con to hơn mức trung bình có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường sau này, theo Independent.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra đái tháo đường thai kỳ khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn trong cuộc đời.

Căn bệnh này cũng là nguyên nhân phổ biến khiến thai to so với tuổi thai (LGA). Các thai nhi này nặng hơn 90% so với thai cùng tuổi. Chúng cũng có nhiều khả năng phải vào phòng chăm sóc đặc biệt và mắc biến chứng về sức khỏe sau này, bao gồm bệnh béo phì và tiểu đường type II.

Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra thai phụ sinh con to có nguy cơ bị tiểu đường sau này cao hơn mặc dù trước đó không mắc bệnh.

Đồng thời, thai phụ không mắc bệnh tiểu đường nhưng sinh con to so với tuổi thai cũng có nguy cơ bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type II cao hơn 10-14 năm sau đó.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu quan sát để phân tích khả năng dung nạp glucose ở nhóm lớn, đa quốc gia, đa dạng về chủng tộc gồm các thai phụ trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Trong số 4.025 người không mắc đái tháo đường thai kỳ, 13% người có thai to so với tuổi thai, 8% có thai nhỏ so với tuổi thai (SGA) và 79% có thai tăng trưởng phù hợp tuổi thai (AGA).

Các số liệu tiết lộ khoảng 10-14 năm sau khi sinh, 20% người tham gia được chẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường hoặc tiểu đường. Tần suất mắc các bệnh này ở người có thai to là 24,8%, trong khi người có thai nhỏ là 15,4% hoặc 19,7% ở người có thai tăng trưởng bình thường.

Tiến sĩ Kartik Venkatesh, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi không lưu ý gì về hậu quả sức khỏe sau này khi thấy những đứa trẻ to và người mẹ không mắc đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu này, các nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra đối với người mẹ có con to hơn bình thường, ngay cả họ khi không mắc bệnh".

Theo tiến sĩ Venkatesh, chính vì điều này, việc theo dõi nhóm thai phụ và con của họ, bất kể họ có bị tiểu đường thai kỳ hay không, trong thời gian dài là rất quan trọng.

“Ý nghĩa thực sự của nghiên cứu này là chúng ta không nên cho rằng việc chăm sóc thai kỳ là chăm sóc theo giai đoạn và cần tạo ra mối liên hệ giữa việc mang thai với kết quả sức khỏe lâu dài ở người mẹ cũng như trẻ nhỏ”, vị chuyên gia nói.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn mắc ung thư bàng quang

Gần đây, tôi thấy chán ăn, sụt cân nhanh kèm đi tiểu sậm màu. Xin hỏi đây có phải dấu hiệu của ung thư bàng quang không?

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm