Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Quán xá TP.HCM sửa sang chờ ngày mở cửa

Cùng hướng đến việc tạo ra một không gian giản dị và gần gũi cho khách hàng, dưới đây là những lưu ý khi tự thiết kế và sửa chữa của 2 chủ quán.

Cùng hướng đến việc tạo ra một không gian giản dị và gần gũi cho khách hàng, dưới đây là những lưu ý khi tự thiết kế và sửa chữa của 2 chủ quán.

Việc ghi dấu ấn và tạo ra không gian đặc biệt cho cửa hàng là một trong những yếu tố được nhiều chủ quán lưu tâm khi kinh doanh.

Để thực hiện và truyền tải ý tưởng tốt nhất, một số người đã chọn tự thiết kế và sửa chữa quán của mình thay vì sử dụng các đội ngũ chuyên nghiệp.

Dưới đây là chia sẻ của 2 chủ quán thuộc lĩnh vực F&B (Food and Beverage) với Zing về vấn đề này.


Cần một không gian phù hợp để kể câu chuyện của mình

Thiên Hàn - Founder & Owner Bếp Người Hội An

kinh nghiem tu thiet ke va sua chua quan,  tu thiet ke quan,  TP.HCM anh 1kinh nghiem tu thiet ke va sua chua quan,  tu thiet ke quan,  TP.HCM anh 2

- Diện tích: 90-100 m2

- Thời gian thi công: 30 ngày

- Ý tưởng thiết kế: Không gian Hội An giữa lòng TP.HCM

Thiên Hàn chia sẻ: "Trên tinh thần khởi nghiệp, tiết kiệm và tạo được dấu ấn cá nhân là hai điều mà bất cứ người chủ nào cũng cần đặt lên hàng đầu".

Lớn lên từ những tô mì Quảng mẹ nấu, Hàn luôn ấp ủ tạo ra một không gian gần gũi và thân thương để đưa món ăn xứ Quảng đến với nhiều thực khách.

Chính vì vậy, phong cách mà anh hướng đến cho quán của mình là "một Hội An mộc mạc với những chiếc đèn lồng, gánh hàng rong dung dị và một chiếc gạc măng rê đầy kỉ niệm".

Để tái hiện điều này, Thiên Hàn đã sử dụng sắc vàng là gam màu chủ đạo cho toàn bộ không gian. Đây cũng là màu sắc khiến du khách trong và ngoài nước nhớ đến khi ghé thăm Hội An.

Thời gian thi công quán mất khoảng 30 ngày. Đầu tiên, Hàn tiến hành lên ý tưởng dựa trên mặt bằng thực tế. Do là "tay ngang", không dùng các phần mềm chuyên dụng để lên bản vẽ mà mọi layout được chủ quán đo đạc thủ công và bố trí trong đầu.

Trước khi thi công, anh còn lập một bảng kế hoạch chi tiết để thuận tiện hơn cho việc theo dõi tiến độ.

Diện tích của quán khoảng tầm hơn 90 m2, vị trí bếp đặt gần cửa ra vào. Không gian bếp mở cũng đem lại cảm giác thoải mái và an tâm cho thực khách khi ghé thăm quán.

Để làm đậm thêm không khí Hội An cho bếp ăn, việc tìm các vật dụng và đồ trang trí cũng rất quan trọng. Kết hợp chúng cùng màu vàng chủ đạo đã tạo được cái duyên và nét đặc trưng riêng của quán.

Thiên Hàn cho biết: "Tôi đã phải đi khắp nơi trong thành phố mới tìm mua đủ 10 cái lon guigoz cho quán, đèn lồng trang trí cũng được vẽ tay và gửi từ Hội An vào".

Bên cạnh đó, Hội An còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta nên Thiên Hàn còn sử dụng những bức ảnh tự chụp ở nơi đây để làm điểm nhấn, gợi lại không gian một cách chân thật nhất cho thực khách.

Dưới đây là một số kinh nghiệm của Thiên Hàn khi tự thiết kế cho không gian quán ăn của mình:

Kiểm tra kỹ hiện trạng ban đầu của mặt bằng

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc sửa chữa, bạn cần kiểm tra kỹ hiện trạng ban đầu của mặt bằng. Chú ý các khu vực: tường, trần,... vì đây là các điểm quan trọng.

Bên cạnh đó, việc tìm được một mặt bằng đúng ý cũng giúp việc thực hiện ý tưởng của bạn dễ dàng hơn.

Lên ngân sách cụ thể

Với số vốn đầu tư khiêm tốn khi khởi nghiệp, bạn cần tính toán và lên ngân sách thật kỹ để hạn chế việc phát sinh chi phí ngoài ý muốn.

Tự tay chuẩn bị mọi thứ vừa giúp tiết kiệm chi phí và còn thuận tiện hơn trong việc thực hiện ý tưởng của mình.

Khi lên ngân sách, cần chuẩn bị sẵn một khoản kinh phí dự phòng cho những phát sinh trong quá trình thi công. Là một "tay ngang" nên bạn không thể lường trước và kiểm soát được những vấn đề mình sẽ gặp phải.


Phản ứng của khách hàng là điều rất quan trọng

Ngọc Hà - Founder & Owner An Cà Phê

kinh nghiem tu thiet ke va sua chua quan,  tu thiet ke quan,  TP.HCM anh 7kinh nghiem tu thiet ke va sua chua quan,  tu thiet ke quan,  TP.HCM anh 8

- Diện tích: 60 m2

- Thời gian thi công: Hơn 3 tháng

- Ý tưởng thiết kế: Không gian hoài cổ của Sài Gòn xưa

Quyết định mở quán của Ngọc Hà đến rất bất ngờ. Hà cho biết: "Khi nhìn thấy mặt bằng này, tôi đã rất ấn tượng và hình dung ngay ra được ý tưởng trong đầu mình. Tuy nhiên, mọi người lại can ngăn vì căn nhà đã cũ và khu vực này cũng khá vắng vẻ".

Với cá nhân cô, đây lại là một mặt bằng rất đặc biệt bởi còn rất ít nhà ở TP.HCM giữ được cấu trúc này. Vật liệu bên trong và các phần chịu lực đều còn rất tốt nên khi thi công cũng không quá khó khăn.

Lấy cảm hứng từ những quán cà phê hay đi cùng bố ngày bé, Ngọc Hà muốn gợi lại cảm giác xưa cũ và hoài niệm trong không gian của An Cà Phê.

Chủ quán đã tiến hành thi công theo tiêu chí "giữ lại càng nhiều càng tốt". Ngọc Hà gần như không thay đổi không gian bên trong mà chỉ gia cố lại những vị trí chưa chắc chắn.

Mặt tiền của An Cà Phê, Hà giữ nguyên theo kết cấu ban đầu, sau đó tiến hành vệ sinh, sơn lại và lắp thêm băng gỗ dài làm bàn.

Bên cạnh đó, cô cũng không lên một bản vẽ thiết kế cụ thể nào cho quán mà tập trung vào cách trang trí không gian. Quá trình này tưởng như đơn giản nhưng lại mất rất nhiều thời gian và công sức của Ngọc Hà.

Để tạo được cảm giác hoài niệm cho khách hàng khi ghé thăm, đồ dùng và đồ trang trí Hà không mua mới mà sử dụng những món đồ cũ, gần gũi với tuổi thơ của nhiều người.

Ngọc Hà chia sẻ: "Bản thân tôi rất may mắn khi tìm được một mặt bằng đúng như ý muốn nên không mất quá nhiều công sức cho việc sửa chữa. Tôi chỉ cần trang trí lại một cách cẩn thận là đã ra được một không gian "rất thơ" nhưng vẫn giữ được sự gần gũi với khách hàng".

Từ kinh nghiệm tự thiết kế và lên ý tưởng sửa chữa An Cà Phê, Ngọc Hà cho rằng điều quan trọng nhất khi kinh doanh là phản hồi của khách hàng.

Thời gian đầu mở bán, Hà cũng chỉ trang trí một cách vừa đủ và chỉnh sửa thêm trong suốt quá trình kinh doanh để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

Theo Ngọc Hà, cách làm này vừa tiết kiệm được chi phí lại có thể mang đến trải nghiệm tốt nhất cho không gian quán của mình.

Vân Khanh

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm