Người khám sức khoẻ để cấp mới hoặc đổi giấy phép lái xe không cần xét nghiệm nồng độ cồn 100%. Ảnh: Pexels. |
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe và người lái xe máy chuyên dùng.
Thông tư này có hiệu lực từ 1/1/2025 và có nhiều thay đổi so với thông tư hiện hành.
Cụ thể, tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chia theo 3 nhóm, cụ thể như sau:
- Nhóm 1: áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1 và người điều khiển xe máy chuyên dùng
- Nhóm 2: áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng A và B
- Nhóm 3: áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE
Người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 1/1/2025 nếu có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hạng A1 sang giấy phép lái xe hạng A không phải khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp.
Về quy định khám sức khoẻ trong việc cấp đổi giấy phép lái xe, Bộ Y tế yêu cầu xét nghiệm bắt buộc với nồng độ 5 loại ma tuý. Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100%. Việc xét nghiệm nồng độ cồn khi có chỉ định của bác sĩ khi nghi ngờ.
Tiêu chuẩn các chuyên khoa trong khám sức khoẻ để cấp đổi giấy phép lái xe. |
Tuy nhiên, khám sức khoẻ định kỳ với người hành nghề lái ôtô bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn và ma tuý.
Giấy khám sức khoẻ này có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng, thay vì 6 tháng như trước. Trong những hạng mục cần khám sẽ bỏ khám thai sản, vì ít liên quan sức khoẻ lái xe.
Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.