Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trẻ dưới 2 tuổi có nên tẩy giun?

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non, tiểu học là nhóm thường bị nhiễm giun. Đặc biệt, ở những trẻ từ 12 đến 24 tháng cũng có thể bị nhiễm.

Giun sán nhiễm vào người từ đường tiêu hóa, gây triệu chứng ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Ảnh: Shutterstock.

Theo TS.BS Lê Bích Liên, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), ở Việt Nam thường gặp các loại giun đường ruột như giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc (Ancylostoma duodenale/Necator americanus).

Người bị nhiễm giun do ăn phải trứng giun có trong thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hoặc qua bàn tay bẩn, hoặc ấu trùng giun xâm nhập qua da.

Người bị nhiễm giun có thể bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu, suy dinh dưỡng, gầy yếu, chậm lớn. Thậm chí, có trường hợp ảnh hưởng đến sự phát triển cả về trí tuệ và tinh thần, làm giảm khả năng lao động, gây ra các biến chứng tắc ruột, giun chui vào ruột thừa gây viêm, giun chui ống mật, có thể gây tử vong.

Do đó, tẩy giun định kỳ là việc làm cần thiết. Người lớn và trẻ em chỉ cần uống một trong 2 loại thuốc là Fugacar (Mebendazole) và Zentel (Albendazole), sẽ giúp tẩy giun nhanh chóng.

Với trẻ em từ 12 đến 24 tháng, uống Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg để tẩy giun, uống một liều duy nhất.

Từ 24 tháng tuổi trở lên, phụ huynh cho trẻ dùng Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg, một liều duy nhất.

Với một số loại giun và bệnh nhân cụ thể, bác sĩ có thể cho dùng nhắc lại sau một tháng.

Người dân có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, sau khi ăn và nên nhai thuốc tẩy giun rồi uống với nước. Khi cho trẻ nhỏ uống, phụ huynh phải nghiền thuốc pha với nước.

Bác sĩ Liên cho biết trẻ em dưới 2 tuổi vẫn có thể tẩy giun được. Trên hộp thuốc Fugacar có khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, nhưng từ 2018 Bộ Y tế đã cập nhật cho phép dùng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể dùng Zentel cho trẻ dưới 2 tuổi với liều bằng 1/2 trẻ lớn để yên tâm.

Bác sĩ Liên cũng cho hay mọi người không cần phải nhịn ăn khi uống thuốc tẩy giun, nên uống khi có bằng chứng rõ ràng bị nhiễm giun. Đồng thời, người dân có thể tẩy giun định kỳ, tuỳ theo tình hình nhiễm giun của địa phương mà tần suất có thể khác nhau. Tuy nhiên, do trẻ em là nhóm nguy cơ cao bị nhiễm giun, phụ huynh có thể tẩy định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ.

Khi uống thuốc tẩy giun, có người sẽ gặp những tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván vì sự chủ quan của người lớn

Bệnh uốn ván sơ sinh thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, sinh tại nhà do “bà đỡ vườn” theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Nhiều bệnh truyền nhiễm ở các tỉnh phía Nam vẫn tăng cao

Trong tuần 46 (8-14/11), số ca mắc sởi ở 19 tỉnh thành phía Nam vẫn tăng cao, các địa phương tích cực tiêm vaccine cho trẻ.

6 loại thực phẩm giúp giảm táo bón

Táo bón là tình trạng có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, có thể gây biến chứng như nứt hậu môn, trĩ… nếu không được xử lý kịp thời.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm