Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rà soát 94 hồ sơ công nhận giáo sư, phó giáo sư nghi chưa đủ điều kiện

Bộ GD&ĐT đã báo cáo Thủ tướng về công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Trong đó, 94 ứng viên chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về đề tài, bài báo, giờ giảng, hợp đồng.

Thứ trưởng GD&ĐT báo cáo về chất lượng giáo sư, phó giáo sư Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng tổng số ứng viên đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 79,76%, so với năm 2016 là 75,51%.

Chiều 1/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2018.

Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017, Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết đây là việc thường niên. Đối tượng công nhận đã có cơ sở pháp lý.

Ứng viên bị tố cáo sẽ xem xét theo Luật khiếu nại tố cáo

Ông Hùng cho hay năm 2017, số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư tăng hơn (1.226 ứng viên), tuy nhiên tỷ lệ xấp xỉ năm trước, không có đột biến. Theo kết quả công bố, tử lệ ứng viên đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 79,76% (năm 2016 là 75,51%).

ra soat chat luong giao su anh 1
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2018. Ảnh: Minh Sơn.

Một trong số những lý do được đại diện Bộ GD&ĐT đưa ra là thời gian kết thúc nhận hồ sơ kéo dài thêm 6 tháng so với năm 2016. Trong thời gian đó, các ứng viên tiếp tục tích lũy đủ điều kiện nộp hồ sơ tăng thêm, có thể thêm bài báo, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Vì thế, số lượng ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn tăng.

Bên cạnh đó, Chính phủ có những đề án cho ứng viên du học, được đào tạo bài bản. Họ tích lũy đủ điều kiện, trở thành ứng viên. Số lượng này có thể tăng lên, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Về việc Chính phủ có khuyến khích công chức, lãnh đạo tham gia xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư không, chúng tôi nói làm theo quy định. Nếu lãnh đạo đó đủ điều kiện thì làm hồ sơ ứng viên, nhưng thực sự phải đạt chất lượng. Được tham gia, nhưng phải đi vào thực chất, chất lượng

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của Zing.vn.

Cũng theo ông Hùng, những năm gần đây, nhiều cơ sở đào tạo chú trọng nâng cao chất lượng giảng viên, tạo điều kiện giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, tích lũy được đủ điều kiện.

Về chất lượng khoa học của ứng viên, so với 2016, chất lượng năm nay tăng lên. Quy định hiện nay dù chưa bắt buộc, nhưng trên thực tế nhiều ứng viên có bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế.

Năm 2016, số bài đăng trên tạp chí quốc tế chỉ có 2.510, trong khi năm 2017 có tới 5.316 bài. Năng lực ngoại ngữ của các ứng viên cũng được cải thiện nhiều, có người thành thạo 2-3 ngoại ngữ.

Ông Phạm Mạnh Hùng khẳng định Bộ GD&ĐT đang tổ chức rà soát theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Trường hợp nào không đủ tiêu chuẩn cương quyết không công nhận chức danh.

Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cũng tổ chức đoàn công tác xem xét, rà soát các ứng viên. Trường hợp có đơn thư, tố cáo sẽ tổ chức xem xét theo Luật khiếu nại tố cáo.

Vì sao hàng loạt giáo sư, phó giáo sư không có công bố ISI/Scopus?

Theo PGS Lê Hoàng Sơn, việc công bố các bài báo trên tạp chí khoa học uy tín của thế giới có ý nghĩa quan trọng để phục vụ cho việc đào tạo trong trường đại học.

Nhiều ứng viên bị phản ánh hồ sơ chưa đủ tiêu chuẩn

Sau phần trả lời của đại diện Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng nói thêm Thủ tướng rất quan tâm chất lượng các nhà khoa học Việt Nam.

Sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách hơn 1.226 ứng viên, Thủ tướng đã chỉ đạo, yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT rà soát kỹ lưỡng, nghiêm túc.

ra soat chat luong giao su anh 2
Phóng viên Zing.vn đặt câu hỏi tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 1/3.

Bộ GD&ĐT đã báo cáo Thủ tướng, trong đó, 94 ứng viên có phản ánh về hồ sơ như chưa đủ đề tài, chưa đủ bài báo, chưa đủ giờ giảng, chưa có nghiên cứu khoa học... Trước mắt, Bộ GD&ĐT, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước tiếp tục rà soát, đánh giá.

"Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là làm rất nghiêm túc, đánh giá chất lượng thực chất. Ví dụ, tiêu chuẩn về giờ giảng phải xác định rõ ứng viên giảng ở đâu, giáo trình nào, hợp đồng giảng dạy ra sao, hợp đồng thỉnh giảng như thế nào, hợp đồng thanh lý hợp đồng thế nào, có chi tiền hay không…, chứ không phải giảng ở đây rồi viết một cái giấy ủng hộ nhà trường, không lấy tiền. Khả năng ngoại ngữ thế nào, giao tiếp thế nào? Nếu chức danh được phong hàm chính thức thì đạt trình độ nào, đều có tiêu chuẩn hết", ông Dũng nói.

Tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng cũng nêu vấn đề này và giao Bộ trưởng GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phải làm nghiêm túc chỉ đạo. Thủ tướng kết luận tại phiên họp Thường trực Chính phủ tới đây, yêu cầu Bộ GD&ĐT báo cáo vấn đề rất rõ, barem có cái gì, đến nay cái gì thiếu, cái gì không đủ?

Trước đó, chủ đề công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Nhiều ý kiến tranh cãi về chất lượng, cũng như quan chức các bộ, ban, ngành có nên là giáo sư, phó giáo sư.

Sau khi Thủ tướng chỉ đạo rà soát, thông tin từ Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết trong số 1.226 hồ sơ đủ điều kiện được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, hơn một trăm hồ sơ thuộc diện phải xem xét lại. Riêng ngành Y tế có 19 hồ sơ, trong đó có hồ sơ của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Nhiều bất cập khi phong hàm giáo sư và phó giáo sư Nhiều người tài hiện ngại việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư vì những vấn đề hành chính và thủ tục rắc rối.

Vì sao hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Y tế thuộc diện rà soát lần thứ 2?

"Nếu Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thuộc diện rà soát lần thứ 2, đó là điều bình thường", GS Phạm Gia Khánh nói.


Minh Nhật

Bạn có thể quan tâm