Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Rolex vẫn giữ ngôi vương

Với doanh thu ước tính hơn 11,6 tỷ USD, chiếm 32% thị phần, Rolex tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu, bất chấp sự suy giảm của thị trường đồng hồ Thụy Sĩ.

Giữa bối cảnh suy thoái chung, Rolex vẫn gia tăng doanh thu thêm hơn 500 triệu USD. Ảnh minh họa: Watch Swiss.

Báo cáo thường niên của LuxeConsult và Morgan Stanley về ngành đồng hồ Thụy Sĩ bước sang năm thứ 8, cho thấy thị trường năm 2024 suy giảm sau giai đoạn tăng trưởng kỷ lục.

Bất ổn kinh tế, căng thẳng địa chính trị và nhu cầu giảm tại Mỹ, châu Âu, Trung Quốc góp phần khiến xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ sụt giảm rõ rệt. Dù vậy, Rolex vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu, trong khi nhiều thương hiệu khác đối mặt với khó khăn, Monochrome Watches đưa tin.

Doanh số tăng tưởng ngoạn mục

Theo Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ (FHS), xuất khẩu đồng hồ năm 2024 giảm 3% sau 2 năm tăng trưởng mạnh, cho thấy thị trường có dấu hiệu chững lại hoặc thậm chí bước vào giai đoạn suy thoái.

Trong khi FHS cung cấp bức tranh tổng quan, báo cáo của Morgan Stanley và LuxeConsult đi sâu vào từng thương hiệu và phân khúc, chỉ ra xu hướng phân cực rõ rệt: các thương hiệu lớn tiếp tục mở rộng thị phần, trong khi nhiều thương hiệu tầm trung và nhỏ suy giảm doanh số mạnh. Báo cáo cũng nhấn mạnh tình trạng này không chỉ riêng ngành đồng hồ mà còn phổ biến ở nhiều lĩnh vực xa xỉ khác.

Một điểm đáng lưu ý khác là sự phát triển không đồng đều giữa các phân khúc giá. Đồng hồ cao cấp có giá trên 50.000 CHF (khoảng 55.000 USD) chiếm 33,5% tổng giá trị xuất khẩu, nhưng đóng góp đến 84% mức tăng trưởng của ngành trong năm 2024.

Điều này cho thấy sự suy giảm chủ yếu ảnh hưởng đến phân khúc tầm trung và phổ thông, trong khi thị trường đồng hồ siêu sang vẫn hoạt động tốt.

Dưới đây, bảng xếp hạng doanh thu 50 thương hiệu đồng hồ hàng đầu trong năm 2023 và năm 2024. Các chỉ số cho thấy chỉ 11 trong số 50 thương hiệu ghi nhận tăng trưởng, trong khi phần lớn chịu tác động tiêu cực từ sự suy giảm chung của ngành hàng xa xỉ.

Tổng doanh thu ước tính của 50 thương hiệu hàng đầu đã giảm từ 36,127 tỷ CHF (khoảng 40 tỷ USD) xuống còn 35,258 tỷ CHF (khoảng 39 tỷ USD) trong năm 2024. Quan trọng hơn, số lượng đồng hồ bán ra giảm mạnh, từ gần 16 triệu chiếc xuống còn hơn 13 triệu chiếc. Điều này đồng nghĩa với việc giá trung bình của đồng hồ đã tăng đáng kể trong năm qua.

Báo cáo cũng củng cố một xu hướng đã được Morgan Stanley đề cập trước đó: sự phân cực giữa các thương hiệu tư nhân và tập đoàn niêm yết.

Rolex, Patek Philippe, Audemars Piguet và Richard Mille, những thương hiệu tư nhân hàng đầu, vẫn tăng trưởng trong bối cảnh đầy thách thức. Ngược lại, 3 tập đoàn lớn là LVMH, Richemont và đặc biệt là Swatch Group chứng kiến mức sụt giảm đáng kể. Swatch Group chịu tổn thất nặng nhất, với doanh thu ước tính giảm 14,6% trong năm 2024.

Dù toàn ngành gặp khó khăn, Rolex tiếp tục khẳng định vị thế thống trị với doanh thu ước tính vượt mốc 10,5 tỷ CHF (khoảng 11,6 tỷ USD), tăng thêm 500 triệu CHF (khoảng 553 triệu USD) so với năm 2023. Với khoảng cách lớn so với phần còn lại của ngành, thương hiệu này cho thấy khả năng duy trì sức hút ngay cả trong thời kỳ biến động.

'Big 4' nắm gần nửa thị trường

Báo cáo của Morgan Stanley chỉ ra sự gia tăng đáng kể về thị phần của nhóm "Big 4", 4 thương hiệu đồng hồ tư nhân hàng đầu Thụy Sĩ gồm Rolex, Patek Philippe, Audemars Piguet và Richard Mille. Tính đến năm 2024, nhóm này nắm giữ tổng cộng 47% thị phần, tăng mạnh từ mức 36,8% vào năm 2019, sự bứt phá ấn tượng lên tới +1.020 điểm cơ bản.

Dù tốc độ tăng trưởng không còn đột phá như năm 2023, Rolex vẫn tiếp tục mở rộng vị thế thống trị.

“Không có thương hiệu xa xỉ nào trong bất kỳ lĩnh vực nào có thể tuyên bố sở hữu vị trí thống trị như Rolex trong ngành đồng hồ", báo cáo nhấn mạnh. Hãng đồng hồ hiện chiếm 32% thị phần toàn ngành, bỏ xa các đối thủ và duy trì sức ảnh hưởng chưa từng có trong phân khúc cao cấp.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tất cả các thương hiệu dưới trướng Rolex Group đều thuận lợi. Tudor, thương hiệu thuộc sở hữu của Rolex, gặp một năm đầy thách thức khi đánh mất đà tăng trưởng, theo ước tính của Morgan Stanley.

Xếp thứ hai sau Rolex, Cartier (thuộc sở hữu của Richemont) củng cố vững chắc vị thế của mình trên thị trường. Báo cáo cũng chỉ ra xu hướng đáng chú ý: các thương hiệu kết hợp giữa đồng hồ và trang sức đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường, với Cartier, Bulgari và Van Cleef & Arpels đạt mức tăng trưởng mạnh và mở rộng thị phần đáng kể.

Trong khi đó, Omega, thương hiệu đứng thứ 3 trong danh sách, vẫn bám trụ vững vàng, dù tăng trưởng của hãng cũng bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm chung của Swatch Group. Tuy nhiên, so với các thương hiệu chị em trong tập đoàn, mức sụt giảm của Omega vẫn ít hơn.

Rolex,  dong ho Rolex,  doanh thu rolex,  dong ho Thuy Si, anh 3

Đồng hồ siêu sang vẫn tăng trưởng mạnh, với các mẫu trên 55.000 USD chiếm 33,5% tổng giá trị xuất khẩu nhưng đóng góp đến 84% mức tăng trưởng của toàn ngành. Ảnh minh họa: Chrono24.

Một xu hướng quan trọng khác được báo cáo đề cập là sự trỗi dậy của các thương hiệu đồng hồ độc lập. Những cái tên như F.P. Journe, H. Moser & Cie và MB&F tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, tiếp nối đà phát triển ấn tượng trong những năm trước. Đặc biệt, MB&F lần đầu tiên có mặt trong danh sách 50 thương hiệu hàng đầu theo báo cáo của Morgan Stanley.

Dù các thương hiệu độc lập có sự bứt phá, thực tế thị trường đồng hồ Thụy Sĩ vẫn ngày càng tập trung vào tay những tập đoàn lớn.

Theo báo báo, 4 tập đoàn hiện chiếm hơn 75% tổng doanh thu toàn ngành gồm Swatch Group, Rolex Group (với riêng Rolex chiếm 32% thị phần), Richemont và Patek Philippe.

Trong khi đó, LVMH, tập đoàn sở hữu TAG Heuer, Hublot, Zenith và Bulgari, hiện đứng thứ năm với thị phần chưa đến 6%, cho thấy mức độ tập trung của ngành ngày càng rõ rệt.

Đồng hồ 170.000 USD mang dáng hình siêu xe 4 bánh

Bulgari ra mắt Serpenti mới, biến biểu tượng rắn huyền thoại thành siêu xe. H. Moser & Cie trình làng phiên bản Streamliner xa xỉ được làm từ vàng 18K có giá 137.500 USD.

Sự trỗi dậy của 'mọt sách' Hàn Quốc

Phong cách thời trang "geek chic" lấy cảm hứng từ hình ảnh "mọt sách" đang trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, đặc biệt trong giới trẻ. Trước đây, "mọt sách" thường bị coi là nhàm chán và lập dị. Nhưng hiện nay, hình ảnh này được tôn vinh như biểu tượng của trí tuệ và sự quyến rũ độc đáo.

Messi dien Rolex o Super Bowl hinh anh

Messi diện Rolex ở Super Bowl

0

Super Bowl, sự kiện thể thao lớn nhất nước Mỹ, là dịp để các nhân vật đình đám phô diễn phong cách. Tại đây, đồng hồ xa xỉ của CEO Meta, huyền thoại bóng đá Messi gây chú ý giới mộ điệu.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm