Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Rủi ro của sao mạng khi lên tiếng về bầu cử tổng thống Mỹ

Khi thể hiện quan điểm chính trị, chia sẻ về cuộc bầu cử tổng thống sắp tới trên MXH, những người có sức ảnh hưởng tại Mỹ đối mặt với nguy cơ bị tẩy chay, "ném đá".

Drag queen người Mỹ gốc Việt Plastique Tiara chụp ảnh selfie cùng Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: @plastiquetiara.

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần, nhiều influencer bắt đầu thực hiện nội dung liên quan đến chính trị, thể hiện quan điểm về cuộc bầu cử trên mạng xã hội. Tuy nhiên, xu hướng này kéo theo nhiều rủi ro, theo Business Insider.

Theo một khảo sát mới được thực hiện bởi công ty tiếp thị người có sức ảnh hưởng Izea, 35% người dùng mạng xã hội ở Mỹ cảm thấy trung lập về nội dung này. Trong khi đó, 22% không thích việc các sao mạng chia sẻ quan điểm chính trị. 56% đáp viên đã huỷ theo dõi ít nhất một nhà sáng tạo nội vì điều này.

bau cu tong thong My,  Kamala Harris,  Donald Trump,  pho tong thong My,  content creator la gi,  sao mang My,  chinh tri My, anh 1bau cu tong thong My,  Kamala Harris,  Donald Trump,  pho tong thong My,  content creator la gi,  sao mang My,  chinh tri My, anh 2
bau cu tong thong My,  Kamala Harris,  Donald Trump,  pho tong thong My,  content creator la gi,  sao mang My,  chinh tri My, anh 3

Số lượng lớn nhà sáng tạo nội dung tham gia các sự kiện chính trị, thể hiện quan điểm về cuộc bầu cử tổng thống năm nay, tạo ra xu hướng trên MXH. Ảnh: Cheney Orr.

Lao vào ‘biển lửa’

Tránh xa cuộc đua chính trị là động thái thông minh đối với các nhà sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, các influencer có xu hướng hành động ngược lại.

82% người có sức ảnh hưởng tham gia cuộc khảo sát cho biết ý định chia sẻ quan điểm chính trị trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. 79% muốn tham gia các sự kiện chính trị, buổi gặp gỡ liên quan. Thậm chí, 76% có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các chiến dịch tranh cử tổng thống.

Câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao các nhà sáng tạo nội dung đồng loạt tham gia vào cuộc đua chính trị, bất chấp nguy cơ đánh mất sự nổi tiếng?”

Đầu tiên, lực lượng sao mạng nghĩ rằng nội dung của họ có khả năng tác động đến kết quả bầu cử năm nay. 92% influencer tham gia khảo sát của Izea tin rằng quản điểm của họ có sức ảnh hưởng đối với quyết định từ phía cử tri.

Suy luận này có cơ sở. Theo báo cáo, phương tiện truyền thông xã hội là nguồn cung cấp thông tin chính trị chủ yếu đối với công chúng từ 18-60 tuổi. Trang tin tức đứng thứ 2 trong danh sách này.

Các mạng xã hội như TikTok và Instagram trở thành nguồn cung cấp thông tin lớn đối với giới trẻ Mỹ. Gần một nửa công dân từ 18-29 tuổi cho biết sử dụng TikTok để theo dõi các vấn đề về chính trị, theo một cuộc khảo sát được thực hiện hồi tháng 3 của Trung tâm nghiên cứu Pew.

bau cu tong thong My,  Kamala Harris,  Donald Trump,  pho tong thong My,  content creator la gi,  sao mang My,  chinh tri My, anh 4bau cu tong thong My,  Kamala Harris,  Donald Trump,  pho tong thong My,  content creator la gi,  sao mang My,  chinh tri My, anh 5
bau cu tong thong My,  Kamala Harris,  Donald Trump,  pho tong thong My,  content creator la gi,  sao mang My,  chinh tri My, anh 6

Josh Helfgott khẳng định công chúng trẻ tuổi nhận thông tin chính trị từ mạng xã hội, các nhà sáng tạo nội dung nhiều hơn các nền tảng tin tức truyền thống. Ảnh: @joshhelfgott.

Các đảng nắm bắt cơ hội

Đội ngũ đứng sau các chiến dịch tranh cử tổng thống nhanh chóng nhận biết xu hướng này, đưa hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung trở thành người phát ngôn trực tuyến.

Trong cuộc bầu cử năm nay, các đảng đang làm việc, liên kết chặt chẽ với một nhóm influencer lớn, nhằm hiện thực hoá mục đích tiếp cận tệp công chúng mục tiêu.

Theo Josh Helfgott, nhà sáng tạo nội dung sở hữu 5,5 triệu lượt theo dõi trên TikTok, công chúng hiện nay nhận được thông tin từ mạng xã hội nhiều hơn các nền tảng tin tức truyền thống. Josh Helfgott cũng tham dự Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, khẳng định các chiến dịch chính trị bắt kịp xu hướng này

Lý do thứ 2 dẫn đến quyết định lên tiếng về các vấn đề chính trị của sao mạng là sự kỳ vọng từ phía người theo dõi. Khán giả mong muốn lắng nghe quan điểm chính trị của các influencer.

Khi chia sẻ quan điểm cá nhân, những sao mạng này cũng sẵn sàng làm mất lòng một bộ phận công chúng, lường trước phản ứng dữ dội, sự quay lưng, thậm chí “ném đá” của khán giả. Dự đoán được tình huống này, 62% nhà sáng tạo nội dung cho biết có kế hoạch giải quyết khủng hoảng truyền thông.

Ronaldo kiếm được nhiều tiền nhất Instagram, Messi xếp sau

Hai vị trí đầu danh sách người kiếm được nhiều tiền nhất qua mỗi bài đăng trên Instagram thuộc về Ronaldo và Messi, theo sau là Selena Gomez và Kylie Jenner.

Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước

Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm