1. Rượu gin có nguồn gốc từ quốc gia nào?
Gin là loại rượu được chưng cất từ quả bách xù (Juniperus communis). Rượu gin được điều chế lần đầu tiên bởi giáo sư y khoa người Hà Lan, Franciscus Sylvius (đại học Leiden), vào thế kỷ 17. Ban đầu, gin được điều chế để làm thuốc chữa bệnh liên quan tới thận nhưng sau đó nhanh chóng được các bệnh nhân và cả bác sĩ yêu thích, coi nó là một thứ rượu để uống. Ảnh: Cakes and pumps. |
2. Lễ hội Oktoberfest (Đức) lần đầu được tổ chức vào năm nào?
Lễ hội Oktoberfest (lễ hội bia Đức) là một phần quan trọng của văn hóa Bayern (Đức), được tổ chức lần đầu vào năm 1810. Hàng năm, lễ hội diễn ra trên khu vực đồng cỏ Theresienwiese tại München, Bayern, kéo dào khoảng 16-18 ngày, bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng 9 đến cuối tuần đầu tiên của tháng 10. Mỗi năm, có trên 6 triệu người tham dự lễ hội bia lớn nhất thế giới này. Ảnh: Twitter. |
3. Đồ uống nào của Bỉ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể?
Năm 2016, UNESCO đưa văn hóa bia của Bỉ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Sản xuất bia và đánh giá cao bia là một phần di sản sống động trên toàn nước Bỉ, cả trong đời thường lẫn các dịp lễ hội. Tại nước này có gần 1.500 loại bia được sản xuất bằng các phương pháp lên men khác nhau. Bia không chỉ để uống mà còn sử dụng trong chế biến nhiều món ăn. Ảnh: MLive. |
4. Quốc gia nào sở hữu bảo tàng rượu vodka?
Vodka được xem là quốc tửu của xứ sở bạch dương. Tại Nga, có một bảo tàng rượu vodka đặt tại làng Mandrogui, bên bờ sông Svir. Bảo tàng rượu vodka Mandrogui trưng bày hơn 2.500 loại rượu truyền thống với các nhãn chai khác nhau đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Ảnh: ER. |
5. Luật bia Đức Reinheitsgebot quy định những thành phần nào được sử dụng để sản xuất bia?
Năm 1516, luật tinh khiết bia Đức, hay còn gọi là luật Reinheitsgebot ra đời tại Bavaria. Luật này quy định bia nguyên chất chỉ được phép điều chế từ 4 thành phần bao gồm đại mạch, nấm men, nước, hoa bia và nghiêm cấm mọi hình thức sử dụng hóa chất. Ảnh: Spiderum. |
6. Rượu umeshu của Nhật có thành phần chính là loại quả gì?
Rượu mơ ngâm ở Nhật được gọi là umeshu. Rượu này có nồng độ chỉ khoảng 10-15%, có vị ngọt và được ngâm bằng mơ xanh. Người Nhật uống umeshu với đá lạnh, hay pha ra với nước khoáng, soda hoặc trà xanh để giải khát. Rượu mơ ngon nhất khi ủ trong khoảng 6 tháng. Vào mùa đông, người dân xứ hoa anh đào lại thưởng thức umeshu bằng cách đun nóng. Ảnh: Thebacklabel. |
7. Nước Aojiru nổi tiếng Nhật Bản được pha chế từ những loại thực phẩm nào?
Aojiru có nghĩa là thức uống màu xanh. Đồ uống được người Nhật yêu thích này có thành phần chính từ mầm lúa mạch và rau cải xoăn. Nước Aojiru được phát triển vào tháng 10/1943 bởi tiến sĩ Niro Endo, một bác sĩ quân đội Nhật. Ông đã thử nghiệm một loại nước ép chiết xuất từ các loại rau bỏ đi, nhằm bổ sung vào thực đơn cho chế độ ăn kiêng của gia đình. Năm 1949, tiến sĩ kết luận rằng cải xoăn là nguyên liệu tốt nhất cho nước ép Aojiru. Ảnh: Japanguide. |