Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sai lầm của cha mẹ khiến con có nguy cơ mắc Covid-19

Một số phụ huynh chủ quan, nghĩ rằng con đã tiêm vaccine nên không chú trọng các biện pháp phòng tránh. Điều này khiến trẻ có nguy cơ mắc Covid-19.

tre nho mac Covid-19 anh 1

Trẻ có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh, thường ít bệnh vặt và khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm tốt hơn. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Trong thời điểm đại dịch Covid-19 đã bước sang năm thứ 4, nhiều người cho rằng loại virus mới này đang dần đi vào quỹ đạo chung của các dịch bệnh truyền nhiễm theo mùa. Trên thực tế, SARS-CoV-2 vẫn âm thầm lây nhiễm và gây bệnh cho hàng chục nghìn người trên thế giới mỗi ngày.

Omicron - mặc dù không gây bệnh nặng - vẫn tiếp tục là chủng chiếm ưu thế toàn cầu và lây bệnh cho tất cả, bao gồm trẻ em.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh, vì tâm lý chủ quan khi Covid-19 gây triệu chứng nhẹ, vẫn mắc một vài sai lầm cơ bản, từ đó đưa trẻ nhỏ vào nguy cơ lây nhiễm cao.

Không tiêm vaccine Covid-19

Cho đến hiện nay, mặc dù cả trong nước lẫn thế giới đều chưa có hướng dẫn, quy định yêu cầu hay bắt buộc mọi người phải tiêm vaccine phòng Covid-19, bao gồm cả trẻ em, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo trẻ em không nằm ngoài nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.

Hiện tại, WHO vẫn khuyến nghị trẻ em thuộc nhóm ưu tiên thấp trong việc chủng ngừa, tức chưa loại bỏ hoàn toàn trẻ em trong phạm vi tiêm chủng vaccine Covid-19.

Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu cụ thể, các số liệu tổng hợp từ cơ sở y tế cho thấy rõ vaccine có một phần hiệu quả trong việc giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong, ở tất cả nhóm người dương tính với nCoV.

Do đó, trẻ em, đặc biệt nhóm nguy cơ cao (mắc bệnh nền, bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch…) cần được tiêm vaccine Covid-19 để tránh nguy cơ diễn biến nặng, có thể tử vong,

Đặc biệt, trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ trở lại, có ngày vượt 3.000 ca, việc tiêm vaccine dự phòng cho trẻ (dù đã mắc hay chưa) đều rất cần thiết để bảo vệ trẻ, kháng thể từ vaccine vẫn tốt hơn so với miễn dịch tự nhiên.

Trẻ đã có miễn dịch sau khỏi bệnh

Mặc dù Omicron được xem là “thuần” với con người do khả năng lây lan nhanh và triệu chứng nhẹ, virus này vẫn tấn công trẻ em, nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất do tỷ lệ bao phủ vaccine còn thấp.

Một số liệu nghiên cứu từ Sở Y tế TP.HCM công bố tỷ lệ miễn dịch của người dân thành phố vào tháng 9/2022 là 98,7% nhưng đến nay, tức sau khoảng hơn nửa năm, tỷ lệ này giảm còn 94,2%. Điều này cho thấy miễn dịch từ kháng thể của vaccine hay miễn dịch tự nhiên sau khi khỏi bệnh đều sẽ suy giảm theo thời gian, tức trẻ không được bảo vệ hoàn toàn khỏi nguy cơ mắc Covid-19.

tre nho mac Covid-19 anh 2

Trẻ không được bảo vệ hoàn toàn trước Covid-19 hay các bệnh truyền nhiễm khác khi chỉ dựa vào kháng thể của vaccine. Ảnh: Alamy/TheTimes.

Trẻ em mắc Covid-19 thường nhẹ

Điều này không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Bởi vẫn có một tỷ lệ nhỏ trẻ em có triệu chứng nặng, thậm chí tử vong do nhiễm SARS-CoV-2.

Nói với CNN, tiến sĩ Richard Malley, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhi đồng Boston (Mỹ), khẳng định Omicron có thể nhẹ hơn ở trẻ em so với các biến thể trước đó, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy nhiều trường hợp mắc Covid nặng hơn đáng kể.

tre nho mac Covid-19 anh 3

Đa số trẻ nhỏ mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ, nhưng một số trường hợp với tỷ lệ rất nhỏ vẫn có nguy cơ chuyển biến nặng. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Hiện nay, nhiều khu vực ở châu Âu, Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á… tỷ lệ ca mắc Covid-19 vẫn khá vẫn cao. Điều này cho thấy ngay cả những rủi ro mà Omicron gây ra là nhỏ, hậu quả có thể nghiêm trọng khiến trẻ không được phát hiện, điều trị, chăm sóc sớm hơn khi dương tính.

Tại Việt Nam, đa số trẻ em mắc Covid-19 đều có triệu chứng nhẹ, nhưng không nên vì thế mà phụ huynh chủ quan. Một số trẻ có cơ địa đặc biệt, khi mắc Covid-19, người thân lại tưởng con chỉ bị ho do cảm lạnh thông thường nên tự ý đi mua kháng sinh điều trị cho con. Nếu trẻ diễn tiến nặng hơn, hậu quả khó lường trước, thậm chí biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.

Không hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang

Trái ngược với Delta gây tổn thương phổi, biến thể Omicron có xu hướng ảnh hưởng đường hô hấp trên. Chính vì sự “thích ứng” quá nhanh này của Omicron, trẻ em là nhóm đặc biệt dễ lây nhiễm do thói quen không vệ sinh tay, hay đưa tay lên miệng và không đeo khẩu trang.

Trẻ em Việt thường hiếu động, không thích đeo khẩu trang, ba mẹ cũng chiều theo thói quen này của con.

Chia sẻ với Zing, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, nhấn mạnh khử khuẩn và khẩu trang không chỉ phòng Covid-19 hay các bệnh hô hấp mà còn phòng cho hàng trăm bệnh truyền nhiễm khác.

“Chúng ta cần tạo được cái thói quen này, kể cả trẻ em, chứ không phải hết dịch thì bỏ khẩu trang và ngưng rửa tay sát khuẩn. Đây mới là giải pháp quan trọng để phòng bệnh”, PGS Hùng nhấn mạnh.

Bỏ quên “chiếc áo giáp” đề kháng

Hệ miễn dịch là chiếc áo giáp đúng nghĩa để giúp cơ thể phòng thủ trước những vi khuẩn, siêu vi gây bệnh. Đặc biệt với trẻ nhỏ, khi miễn dịch của cơ thể chưa hoàn thiện, trẻ dễ phơi nhiễm với tất cả siêu vi gây bệnh.

Ngoài Covid-19, hiện nay, chúng ta đang chứng kiến hàng loạt bệnh truyền nhiễm vào mùa và tăng cao bất thường khác như virus hợp bào hô hấp, tay chân miệng, sốt xuất huyết…

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có thể đang bỏ quên chiếc áo giáp này, thậm chí vô tình hủy hoại nó mà không biết.

Một trong những sai lầm phổ biến là cho trẻ uống quá nhiều kháng sinh, chỉ chăm chút về ăn uống mà quên vận động, chỉ quan tâm đến bữa ăn hàng ngày mà quên tăng cường vi chất cho trẻ…

tre nho mac Covid-19 anh 4

Việc kết hợp sữa non 24h từ Mỹ với các dưỡng chất như 2'-FL HMO, FOS giúp nhân đôi đề kháng cho trẻ.

Để xây dựng sức đề kháng tốt cho trẻ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày là chưa đủ. Cha mẹ cần trang bị thêm cho con chiếc áo giáp với tốc lực tối ưu để tăng thêm đề kháng cho con.

Chiếc áo giáp này là nơi “tung ra” hàng loạt kháng thể chủ động, giúp bé đủ sức khỏe để chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Một trong những lựa chọn của nhiều phụ huynh hiện nay là tăng cường đề kháng cho trẻ nhỏ qua vi chất bổ sung từ sữa. Trong đó, Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức sữa non của chuyên gia dinh dưỡng châu Âu là lựa chọn của nhiều gia đình.

Điểm ấn tượng làm nên nguồn “đề kháng vàng” này là sự kết hợp giữa sữa non 24h từ Mỹ với các dưỡng chất như 2‘-FL HMO, FOS. Các dưỡng chất giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé phát triển toàn diện.

Ở giai đoạn đang phát triển, trẻ cần được va chạm thiên nhiên, nhìn ngắm thế giới trong đôi mắt hứng thú, đôi chân khỏe mạnh. Do đó, cha mẹ hãy trang bị cho trẻ khả năng miễn dịch, đề kháng khỏe mạnh, để con tự do khám phá, học tập và phát triển.

Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức sữa non của chuyên gia dinh dưỡng châu Âu, được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, phù hợp với đặc thù thể trạng trẻ em Việt Nam. Sản phẩm là sự kết hợp giữa công thức FDI và sữa non 24h, giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé phát triển toàn diện. Nutifood GrowPLUS+ Sữa non được nhập khẩu 100%.

Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả truy cập website hoặc liên hệ hotline: 02838255777

Cha mẹ cần làm gì để tăng cường sức khỏe cho trẻ sau kỳ nghỉ dài?

Theo chuyên gia, trẻ mắc Covid-19 hiện nay đa số có biểu hiện nhẹ. Do đó, nếu bố mẹ biết cách chăm sóc, con có thể tự vượt qua bệnh nhẹ nhàng.

Huệ An

Bạn có thể quan tâm