![]() |
Hãy dừng lại ngay nếu bạn cảm thấy đau ngực trong khi chạy bộ. Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Chạy bộ là lựa chọn phổ biến cho những người muốn giảm cân hoặc giữ dáng. Chạy bộ đòi hỏi cả sức mạnh cơ thể và động lực tinh thần để bắt đầu. Khi bạn chạy, các cơ sẽ hoạt động, tăng cường sức bền và làm săn chắc cơ thể. Bài tập aerobic này làm tăng nhịp tim, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch đồng thời đốt cháy calo.
Tuy nhiên, giữa tất cả lợi ích này, bạn đã bao giờ tự hỏi liệu trái tim của mình có thực sự sẵn sàng cho mức độ căng thẳng này do chạy bộ gây ra không?
Chạy bộ có làm tăng nguy cơ đau tim?
Chia sẻ với Health Shots, TS Subrat Akhoury, bác sĩ tim mạch, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp tại Bệnh viện châu Á Faridabad (Ấn Độ), cho biết mặc dù chạy bộ thường có lợi cho sức khỏe tim mạch, vẫn có nguy cơ nhỏ bị đau tim hoặc các biến chứng khác, đặc biệt là ở những người có vấn đề tim mạch tiềm ẩn.
"Tập thể dục cường độ cao hoặc kéo dài có thể gây căng thẳng cho tim, có khả năng dẫn đến loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim, đặc biệt nếu người đó có các tình trạng bệnh lý từ trước như bệnh động mạch vành ", TS Akhoury cho hay.
Theo nghiên cứu do Trung tâm Tim mạch Barts tại Bệnh viện St Bartholomew, Bệnh viện St George và Đại học London (UCL) thực hiện, chạy đường dài làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ ở nam giới trong khi lại có lợi hơn cho phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh tim từ trước cũng dễ bị đau tim khi chạy.
Vì vậy, bản thân việc chạy bộ không làm tăng nguy cơ đau tim. Thay vào đó, nhiều yếu tố khác nhau góp phần vào nguy cơ này.
Ngoài ra, một số sai lầm có thể làm tăng nguy cơ đau tim khi chạy hoặc tập thể dục:
- Vượt quá giới hạn thể chất có thể gây căng thẳng cho tim và dẫn đến các biến cố tim
- Bỏ qua các triệu chứng như đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt và tiếp tục tập thể dục gây nguy hiểm
- Không khởi động trước khi chạy có thể gây sốc cho hệ thống tim mạch và làm tăng khả năng chấn thương
- Thiếu nước làm suy yếu lưu thông máu và làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến nhiệt
- Chạy hoặc tập thể dục không đúng cách gây căng cơ và gây căng thẳng cho tim không cần thiết
- Không nghỉ ngơi và thiếu thời gian phục hồi đủ có thể làm suy yếu tim và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
Dấu hiệu của cơn đau tim khi chạy bộ
Trong khi chạy, các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của cơn đau tim bạn nên chú ý bao gồm:
- Đau ngực hoặc khó chịu có thể cảm thấy như bị đè ép
- Đau hoặc khó chịu ở các vùng như cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc bụng
- Hụt hơi
- Buồn nôn, nôn, choáng váng hoặc chóng mặt
- Đổ mồ hôi lạnh
- Mệt mỏi hoặc yếu ớt cực độ
- Nhịp tim không đều hoặc nhịp tim đập nhanh
- Cảm giác khó tiêu hoặc ợ nóng bất thường.
Bệnh tật đến từ đâu?
Hầu hết căn bệnh đến với chúng ta đều bắt nguồn từ việc sử dụng quỹ thời gian không điều độ, cộng với chế độ ăn uống không hợp lý, gây lao lực quá mức, lại thêm những xung đột tinh thần khiến nội tâm bất an..., tất cả đều góp phần bào mòn sinh lực của chúng ta.
Quyển sách Khoan dung & Biết ơn sẽ mang đến cho bạn sự nhiệt thành và năng lượng tích cực tựa như những tia nắng ấm áp. Cuốn sách tập hợp những câu chuyện mà bất kể khi nào lật giở những trang sách, bạn cũng cảm nhận sự khoan dung và biết ơn tràn đầy.
Uống thuốc '7 ngày giảm 7 kg', cô gái 21 tuổi bất tỉnh
Sau hơn 1 tháng sử dụng loại sản phẩm được quảng cáo "7 ngày giảm 7 kg" không rõ nguồn gốc mua trên Tiktok, cô gái ở Hà Nội được gia đình phát hiện bất tỉnh.
Mặc dù tổ yến là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, một số người mắc bệnh hoặc có thể trạng không phù hợp vẫn nên kiêng hoặc hạn chế sử dụng.
7 thực phẩm giúp hồi phục nhanh sau sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng tiểu cầu, giảm tình trạng viêm và phục hồi nhanh chóng.