Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sai lầm khi người bệnh đái tháo đường ăn miến thay cơm

Đoạn tuyệt đồ ngọt, ăn miến thay cơm, ăn khoai lang nướng thay luộc… là những sai lầm mà hầu như người mắc đái tháo đường nào cũng gặp phải.

TS Đỗ Đình Tùng, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết khoảng hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường (ĐTĐ). Tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa. Dự kiến số người mắc đái tháo đường tại Việt Nam tăng lên gần 6,3 triệu vào năm 2045.

Số bệnh nhân ngày một gia tăng, tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho người ĐTĐ không phải bản thân người bệnh nào cũng biết. Dưới đây là những sai lầm mà trong quá trình khám, tư vấn cho bệnh nhân ĐTĐ chúng tôi thường gặp.

Đoạn tuyệt đồ ngọt

Người ĐTĐ có xu hướng là kiêng ngọt, thậm chí kiêng hoàn toàn. Điều này là sai lầm. Bởi người ĐTĐ cũng như người bình thường, đặc biệt người ốm cần nhiều năng lượng. Đường để phục hồi và có năng lượng cung cấp cho cơ thể. Vì thế, nếu kiêng tuyệt đối, cơ thể vẫn cần đường để nâng đường huyết, tạo năng lượng cho cơ thể nên sẽ phải lấy năng lượng từ đạm, mỡ.

Việc này là trái với tự nhiên, sinh ra nhiều sản phẩm độc, loại mỡ không tốt, làm tăng xơ vữa động mạch, tăng sản phẩm độc và biến chứng.

Khi kiêng đường tuyệt đối dẫn đến lúc đói đường huyết rất hạ nhưng no thì đường huyết lại tăng cao. Đó là cơ chế kháng insulin do kiêng đường tuyệt đối làm đường huyết dao động, dẫn đến biến chứng, làm tăng biến chứng.

Do vậy người bệnh ĐTĐ không nên kiêng tuyệt đối đường mà cân bằng dinh dưỡng theo các nhóm đạm, đường, mỡ.

Tiết giảm tinh bột

Ăn ít tinh bột đường không tốt, mà phải ăn cân đối đạm đường mỡ. Theo các nghiên cứu, lượng tinh bột cung cấp cho cơ thể phải bằng ít nhất 60-65% trong tỷ lệ năng lượng. Ngoài ra, mỡ 20-25%; đạm 10-15% để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ăn ít tinh bột khiến người bệnh luôn luôn háo ngọt, luôn thiếu năng lượng. Mà khi cơ thể thiếu thì phải lấy từ nguồn khác. Hơn thế nữa, người đái tháo đường ăn ít tinh bột khiến kiểm soát đường máu không tốt dẫn đến tình trạng đói thì hạ đường huyết và no thì tăng. Điều này làm mất cân bằng.

Chưa kể, việc ăn ít tinh bột còn làm giảm đường máu, năng lượng cung cấp đường cho não ít đi, dẫn đến nguy cơ teo não. Quên ở nhiều người ăn ít tinh bột và người ĐTĐ ăn ít tinh bột thì tỷ lệ quên cũng cao hơn người ăn nhiều tinh bột.

Ăn miến thay cơm

Theo dân gian, miến tốt cho bệnh nhân ĐTĐ. Nhiều người bệnh ăn miến thay cơm để điều trị ĐTĐ, tuy nhiên, ăn thường xuyên không tốt vì chỉ số tăng đường huyết GI của miến lên tới 95%; nếu ăn đường chỉ số GI 100%; cơm chỉ 83%; gạo lứt 73%.

an mien thay com anh 1

Nhiều người bệnh ăn miến thay cơm để điều trị ĐTĐ.

Chỉ số tăng đường huyết của miến cao hơn nhiều so với cơm. Nếu ăn thường xuyên, bạn sẽ kiểm soát không tốt dẫn đến tăng nguy cơ biến chứng.

Một nhầm lẫn khác mà người ĐTĐ rất hay gặp phải là nghĩ miến với củ dong là như nhau. Nhưng thực tế củ dong nhiều chất xơ tốt, còn miến là tinh bột dong qua nhiều khâu chế biến khác nhau nên ăn miến làm tăng đường huyết.

Chúng tôi khuyên người ĐTĐ không nên ăn nhiều miến, chỉ ăn thưởng thức chứ không nên ăn thường xuyên.

Bánh mì thay cơm

Bánh mì làm tăng đường máu nhanh, cao. Bánh mì trắng ăn vào đã tăng, chỉ số tăng đường huyết GI của bánh mì lên 99%. 100 gam bánh mì bằng 100 gam đường trong khi cơm chỉ 83%, cơm ăn kèm rau cá thì càng tăng chậm hơn so với ăn bánh mì.

Do đó, người ĐTĐ cũng không nên ăn bánh mì thường xuyên chỉ thưởng thức chứ ăn thường xuyên làm kiểm soát đường huyết không tốt, tăng nguy cơ biến chứng.

Ăn khoai nướng cho đỡ ngán

Khoai lang luộc làm kiểm soát đường huyết tốt hơn vì chỉ số tăng đường máu của khoai lang luộc chỉ 64-65%. Còn khoai lang nướng thì GI lên trên 140%; khoai tây, khoai ngọt thì lên hơn 50%. Khi luộc là đường đa, khi nướng thì thành đường đơn khi ăn vào hấp thu vào máu làm tăng đường máu rất cao. Các loại ngũ cốc không nên nướng mà ăn ở dạng luộc tốt hơn.

Ăn nhiều hoa quả tăng đường máu?

Người ĐTĐ không cần kiêng hoa quả mà càng ăn đa dạng càng tốt vì chúng cung cấp vitamin, khoáng chất, vi lượng giúp chuyển hoá, thải loại chất độc ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, ăn nhiều không tốt vì làm lượng đường nhiều hơn.

Không cần kiêng tuyệt đối nhưng chú ý loại hoa quả thông thường ăn lúc nào cũng được còn vải, nhãn, xoài, đu đủ, mít, sầu riêng làm tăng đường huyết lên nhanh thì nên ăn xa bữa ăn chính hoặc ăn sau ăn 2 tiếng.

Đối với những loại quả này, bạn nên ăn trước bữa ăn một tiếng. Khẩu phần ăn có thể là 5-10 quả vải, vài miếng dưa, đu đủ chứ nếu ăn nửa cân vải, 1/4 quả dưa hoặc cả một quả xoài to thì đều không tốt.

Nguyên tắc ăn xa bữa để 2 loại đường không cộng vào nhau và chỉ ăn một khẩu phần vừa bổ sung năng lượng vitamin khoáng chất mà không gây hạ đường máu. Xu hướng gần lúc đói đường máu hạ thì phải ngăn chặn bằng ăn thêm hoa quả vào giữa buổi thì lại tốt cho người ĐTĐ.

Nam thanh niên đái tháo đường bị hôn mê sau khi uống nước ngọt

Bị bệnh đái tháo đường, nhưng anh Tuấn thèm uống nước ngọt, không kiêng dẫn đến hôn mê và được đưa đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM cấp cứu.

https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/nguoi-dai-thao-duong-co-nen-an-mien-thay-com-416210.html

TS. Đỗ Đình Tùng / Infonet

Bạn có thể quan tâm