Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Sai lầm khiến trẻ dễ tái nhiễm giun dù tẩy giun đều đặn

Con gái tôi bị nhiễm giun và mọi người khuyên tôi nên cho cả nhà uống thuốc tẩy giun. Xin hỏi điều này có đúng hay không? Bao lâu tôi nên tẩy giun lại một lần?

Con gái tôi bị nhiễm giun và mọi người khuyên tôi nên cho cả nhà uống thuốc tẩy giun. Xin hỏi điều này có đúng hay không? Bao lâu tôi nên tẩy giun lại một lần?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Giun sán là loại ký sinh trùng sống chủ yếu trong đường ruột. Những loại giun thường sống ký sinh ở người bao gồm giun kim, giun đũa, giun móc, sán...

Trẻ nhỏ thường hay bị nhiễm giun do đưa đồ chơi vào miệng, chưa biết vệ sinh đúng cách khiến chất bẩn chứa trứng giun chui vào miệng và ký sinh trong ruột.

Trẻ bị nhiễm giun sẽ gây ra biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu máu và thậm chí không qua khỏi.

Các dấu hiệu trẻ có thể bị nhiễm giun sán bao gồm:

  • Ăn uống kém, hoặc vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân
  • Hay đau bụng vặt. Đặc biệt, trẻ có nhiều giun đũa thường bị đau khi đói
  • Nôn trớ, buồn nôn lúc buổi sáng ngủ dậy
  • Thiếu máu, da dẻ xanh xao
  • Ngủ kém, hay trằn trọc
  • Kém tập trung chú ý
  • Nếu bị nhiễm giun kim, bé có thêm biểu hiện ngứa và viêm đỏ vùng hậu môn

Dùng thuốc tẩy giun định kỳ là việc làm rất cần thiết. Thuốc trị giun đường ruột có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột.

Những người sống trong vùng lưu hành bệnh giun sán nên tẩy giun bằng thuốc định kỳ mà không cần chẩn đoán xét nghiệm trước đó. Theo đó, nhóm này cần tẩy giun 1-2 lần/năm tùy theo tình hình dịch tễ bệnh của từng địa phương.

Đặc biệt, để việc tẩy giun hiệu quả, tất cả thành viên trong gia đình cần dùng thuốc tẩy giun trong cùng một đợt để tránh lây nhiễm chéo.

Thông thường, người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên nên tẩy giun hàng năm. Với trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun, gia đình cần đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát. Khi xác định bị nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Để tránh trẻ bị nhiễm giun, phụ huynh cần:

  • Chú ý môi trường sạch sẽ
  • Không cho trẻ tiếp xúc với đất cát
  • Không để trẻ mút hay ngậm tay
  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
  • Vệ sinh thường xuyên đồ chơi dành cho trẻ
  • Ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đun sôi. Tuyệt đối không ăn các thức ăn chưa nấu chín như phở bò tái, hải sản sống hoặc tái.

Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?... Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.

Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.

Một ngày, ba vụ việc y tế gây xôn xao

Ba vụ việc chấn động trong lĩnh vực y tế vừa được Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương liên quan kiểm tra khẩn cấp và báo cáo trước ngày 14/7.

Độc giả Thanh Minh

Bạn có thể quan tâm