Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Sau 6 giờ, TP.HCM phát hiện thêm 600 người mắc Covid-19

Trong bản tin trưa 11/7, Bộ Y tế công bố 632 bệnh nhân Covid-19 tại 13 tỉnh, thành. Sau 2 bản tin sáng và trưa, TP.HCM có tổng cộng 1.043 ca.

632 ca ghi nhận tại TP.HCM (600), Bắc Giang (9), Hà Nội (6), Hưng Yên (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Ninh Thuận (2), Hà Tĩnh (2), Bình Thuận (2), Bình Định (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (1).

Trong đó, 482 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc phong tỏa.

Ninh Thuận: Một ca là F1, trường hợp còn lại có tiền sử đi về từ tỉnh Đồng Nai.

Bình Định: Một bệnh nhân là nam, 36 tuổi, địa chỉ tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Người này có tiền sử đi về từ tỉnh Phú Yên, đã chủ động khai báo y tế.

Đắk Nông: Một bệnh nhân là nữ, 22 tuổi, địa chỉ tại huyện Krông Nông, có tiền sử đi về từ TP.HCM đã chủ động khai báo y tế.

Hà Nội: 6 ca bệnh là các trường hợp trong khu vực đã được cách ly.

Lâm Đồng: Một người là nữ, 27 tuổi, địa chỉ tại huyện Đơn Dương, liên quan bệnh nhân Covid-19 đã được cách ly từ trước.

Hà Tĩnh: 2 bệnh nhân có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã chủ động khai báo y tế.

Bắc Giang: 9 ca bệnh là các trường hợp F1 trong khu vực cách ly, phong tỏa.



Hưng Yên: 2 ca bệnh có tiền sử đi về từ TP.HCM. Một người là F1 của BN15135.

Hải Phòng: Một bệnh nhân là nam, 81 tuổi, địa chỉ tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng, F1 đã được cách ly từ trước.

Bình Thuận: Một ca là F1, trường hợp còn lại có tiền sử đi về từ tỉnh Đồng Nai.

Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 bệnh nhân là các trường hợp F1, đã được cách ly tập trung từ trước.

Thanh Hóa: Một bệnh nhân là nữ, 12 tuổi, địa chỉ tại huyện Thọ Xuân. Bệnh nhi có tiền sử đi về từ TP.HCM đã chủ động khai báo y tế.

TP.HCM: 450 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa. 150 bệnh nhân còn lại đang được điều tra dịch tễ.

Như vậy, sau 2 bản tin của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 1.238 bệnh nhân Covid-19 trong nước tại: TP.HCM (1.043), Tiền Giang (46), Vĩnh Long (43), Bình Dương (39), Hậu Giang (9), Bắc Giang (9), Bến Tre (7), An Giang (7), Hà Nội (6), Phú Yên (4), Bắc Ninh (3), Hưng Yên (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Ninh Thuận (2), Hà Tĩnh (2), Bình Thuận (2), Bình Phước (2), Cà Mau (1), Quảng Nam (1), Bạc Liêu (1), Bình Định (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (1).

Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 124 ngày, 4.040.783 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm tại Việt Nam. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 là 271.409 người.

Trong ngày 10/7, cả nước có thêm 30.269 người tại 14 tỉnh, thành phố đã được tiêm vaccine. Trong đó, Bắc Giang có số lượng mũi tiêm lớn nhất với 11.235, tiếp theo là Nghệ An (8.125), Bắc Ninh (2.556), Tiền Giang (2.433). Trong khi đó, các tỉnh đang có dịch Covid-19 bùng phát mạnh như Hà Nội và TP.HCM (1.701), Bình Dương (1.792), Khánh Hòa (22), Cần Thơ (120) có số lượng mũi tiêm khá thấp.

Theo Bộ trưởng Y tế, Việt Nam phấn đấu đặt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 có thể đạt miễn dịch cộng đồng, đồng nghĩa khoảng 70% dân số Việt Nam phải được tiêm chủng vaccine Covid-19 đủ 2 liều.

Bộ Y tế đặt mục tiêu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng vaccine Covid-19 trong năm 2021. Hết quý I/2022, trên 70% dân số được tiêm vaccine.

Nhóm được tiêm là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vaccine, theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra, 16 nhóm người và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm chủng.

Khó khăn khi xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho hàng triệu người

TS Nguyễn Hồng Vũ cho rằng việc thực hiện chiến dịch xét nghiệm Covid-19 cho 5 triệu dân ở TP.HCM sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ tạo ra sai số.

Dịch Covid-19

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm