Tại sao bạn bị say tàu xe? Ảnh: Fotolia.
Theo PGS.TS Chu Quốc Trường, chuyên khoa Y học cổ truyền, tình trạng say tàu xe do giảm lưu lượng tuần hoàn máu não nói chung và do tiền đình ốc tai nói riêng trước những kích thích bất thường, không có quy tắc với cơ thể về vị trí, vận tốc và phương hướng. |
Vì sao có người bị say tàu xe còn một số khác thì không? Ảnh: Womanfor.
Theo Healthline, nhiều người thắc mắc tại sao mình mắc chứng say tàu xe, còn một số khác thì không có biểu hiện gì cả. Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này từ sự khác nhau trong hệ thống cảm giác của cơ thể. |
Những dấu hiệu nào cho thấy bạn bị say tàu xe? Ảnh: Verywellhealth.
Khi bị say xe, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, tiết nước bọt nhiều, hơi thở ngắn, chóng mặt, buồn ngủ, khó chịu, mệt mỏi... |
Bạn nên chọn vị trí ngồi nào trên xe? Ảnh: Sohu.
ThS.BS Khâu Minh Tuấn, Phó khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân 115, cho hay bạn nên ngồi ở vị trí sao cho mắt, tai trong có thể cảm nhận và nhìn cùng một chuyển động. Trong xe hơi, người say tàu xe nên ngồi ở ghế trước và nhìn cảnh quan ở phía xa. |
Cho trẻ ăn gì trên xe để giảm cảm giác say? Ảnh: Twitter.
Theo ABC News, cha mẹ nên cho trẻ ăn 2-3 chiếc bánh quy khi bắt đầu thấy buồn nôn. Trẻ nên ăn bánh quy loại giòn vì chúng làm giảm lượng nước bọt trong miệng, ngăn cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Ta tránh ăn bánh quy nướng, có vị cay, hành hoặc tỏi vì chúng có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn. |
Người bị say xe không nên làm gì? Ảnh: Yoktravels.
Theo BS Khâu Minh Tuấn, người bị say tàu xe không đọc sách báo, xem điện thoại, nói chuyện khi đang đi xe, máy bay, ngồi vào ghế quay mặt về phía sau. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các mùi mạnh và thực phẩm nhiều gia vị ngay trước và trong khi đi xe. |
Ăn thật no, bạn sẽ không sợ bị say tàu xe? Ảnh: Pinterest.
Nếu bạn ăn quá no có thể gây cảm giác ợ hơi và trào ngược dạ dày khi xe lắc lư. Bụng đói, dạ dày sẽ co bóp, gây nôn nao khi ngồi xe đường dài. Do đó, bạn hãy chú ý đừng ăn quá no hoặc để bụng đói trước khi bắt đầu hành trình. |
Trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được dùng miếng dán say xe? Ảnh: Scoop.
Cha mẹ không dùng miếng dán chống say xe cho trẻ em dưới 8 tuổi. Trẻ em từ 8-15 tuổi thì dùng nửa miếng dán. Những người có tiền sử bệnh tim mạch, tiền đình nên hỏi ý kiến bác sĩ trước sử dụng. |
Ăn gì giúp bạn nạp lại năng lượng để bắt đầu vui chơi? Ảnh: Sohu.
Thay vì ăn kẹo chứa nhiều đường, bạn có thể nạp lại năng lượng nhờ thức uống dinh dưỡng hay hoa quả giàu chất xơ. Chúng vừa cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và tái tạo năng lượng, thêm protein mà không lo thừa calorie. Sản phẩm Nestlé với các loại thức uống dinh dưỡng, thơm ngon như Nescafé, Milo, Sữa nước Nestlé sẽ giúp bạn thêm vui khỏe để sẵn sàng cho các hoạt động vui chơi ngày hè. Tuy nhiên, sau khi dùng, bạn nhớ vứt rác đúng nơi quy định hoặc sử dụng bình nước cá nhân để có thể tái sử dụng. |